3 Điều Cần Lưu Ý Khi Vận Hành Tổ Chức Phi Lợi Nhuận

to chuc phi loi nhuan

I. Tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Tổ chức phi lợi nhuận, tiếng anh là Non-profit organizations (NPOs) là một loại hình doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cộng đồng hoặc giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể. Nguồn thu nhập chính của họ này đến từ quyên góp, hoạt động gây quỹ và phí thành viên. Ngoài ra, một số tổ chức còn bán sản phẩm hoặc dịch vụ để gây quỹ phục vụ mục tiêu của họ.

Một số ví dụ tiêu biểu cho các tổ chức phi lợi nhuận như: trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, nhà thờ, tổ chức từ thiện,…

Không giống như các doanh nghiệp vì lợi nhuận, NPOs không phân phối lợi nhuận cho các cổ đông mà thay vào đó, họ sử dụng chúng để tiếp tục vận hành tổ chức.

tổ chức phi lợi nhuận

II. 3 điều quan trọng trong vận hành tổ chức phi lợi nhuận 

Nghiên cứu thị trường

Thấu hiểu nhu cầu

Thực tế là gần một nửa các tổ chức phi lợi nhuận đã thất bại do không có sự đầu tư trong việc nghiên cứu và lập kế hoạch (Nguồn: Forbes).

Do đó, điều bạn cần làm trước tiên là thấu hiểu nguyên nhân gốc rễ của nhu cầu mà bạn muốn giải quyết. Bởi nếu không  những việc làm của bạn sẽ không thực sự giải quyết được vấn đề.

Và đây là 3 câu hỏi chính bạn nên trả lời để tìm hiểu rõ về nhu cầu:

  • Đầu tiên, ai là người gì bị ảnh hưởng bởi vấn đề bạn muốn giải quyết? Xác định đối tượng mục tiêu và hỏi xem liệu họ có nghĩ các dịch vụ mà bạn cung cấp sẽ giải quyết được vấn đề của họ không?
  • Thứ hai, nguyên nhân gốc rễ đằng sau vấn đề bạn muốn giải quyết là gì? Ví dụ, tại sao có nạn đói trong cộng đồng? Có phải là chi phí thức ăn quá cao? Hay quãng đường đến cửa hàng quá xa và nguy hiểm?…
  • Thứ ba, điều gì liên quan mật thiết đến vấn đề chính? Giống như mối liên hệ giữa giáo dục và nạn đói. Một đứa trẻ không thể học tốt ở trường nếu không được ăn uống đầy đủ.

Tìm hiểu các tổ chức khác

Hãy xem thử có tổ chức phi lợi nhuận nào cũng đang làm những điều tương tư như bạn? Bởi ngày càng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận ra đời với cùng một sứ mệnh, dẫn đến sự cạnh tranh để giành các khoản tài trợ. Do đó, bạn sẽ dễ lâm vào cảnh không có đủ quỹ để duy trì tổ chức của mình.

Vì vậy, trước khi bắt tay vào vận hành tổ chức, bạn nên xem xét các tổ chức phi lợi nhuận khác để đảm bảo rằng những nỗ lực của mình sẽ không bị lãng phí.

Xây dựng Thương hiệu

Sau khi thực hiện các nghiên cứu thị trường để biết rõ điều mình cần làm, đã đến lúc bạn bắt tay xây dựng một thương hiệu vững chắc từ trong ra ngoài.

Mục đích Thương hiệu

Mục đích thương hiệu giúp trả lời cho câu hỏi tại sao. Tại sao tổ chức phi lợi nhuận của bạn được thành lập và tồn tại? Để trả lời được câu hỏi này, bạn cần nghĩ về nguồn cảm hứng khi bạn bắt đầu tổ chức. Bởi mỗi sự bắt đầu đều là một câu chuyện mang màu sắc khác nhau.

Tầm nhìn và Sứ mệnh

Tuyên bố về tầm nhìn là một “hình dung” rõ nét về mục tiêu cuối cùng của bạn. Bạn muốn cộng đồng, thế giới của mình thay đổi như thế nào khi tổ chức phi lợi nhuận của bạn hoạt động? Tầm nhìn sẽ là động cơ để thúc đẩy các hoạt động hàng ngày trong tổ chức.

Sứ mệnh là giá trị mà tổ chức phi lợi nhuận của bạn mang lại cho cuộc sống. Nó rất quan trọng đối với sự thành công của tổ chức, bởi nó cho mọi người thấy tại sao hoạt động của tổ chức xứng đáng được ủng hộ. 

Bạn nên tạo một tuyên bố sứ mệnh ngắn gọn và đơn giản từ 1-2 câu, đồng thời phù hợp với các mục tiêu dài hạn của tổ chức.

Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi đề cập đến những giá trị xuất phát từ bên trong tổ chức, là các nguyên tắc mà mọi người trong tổ chức phi lợi nhuận của bạn sẽ tuân theo. Điều đó quyết định tổ chức của bạn sẽ đối xử với nhau và với xã hội, khách hàng, đối tác như thế nào?

Định vị Thương hiệu

Một định vị thương hiệu tốt sẽ giúp bạn truyền tải các thông điệp tích cực của tổ chức một cách rõ ràng, nhất quán. Giảm thiểu nguy cơ bị nhầm lẫn với các tổ chức phi lợi nhuận khác có hoạt động tương tự, hoặc gây khó khăn cho các bên liên quan như đối tác, nhà tài trợ và khách hàng tiềm năng.

Định vị thương hiệu của bạn nên xác định rõ ràng:

  • Giá trị lớn nhất mà tổ chức phi lợi nhuận của bạn mang lại là gì?
  • Đối tượng khách hàng của bạn là ai? Họ cần gì, muốn gì?
  • Điểm khác biệt khiến tổ chức của bạn vượt trội hơn so với đối thủ?

Bộ nhận diện thương hiệu 

Hình ảnh là yếu tố then chốt để khách hàng có ấn tượng tổ chức của bạn. Và Bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ giúp mọi người nhận ra bạn giữa vô vàn các tổ chức phi lợi nhuận. Chúng thể hiện được những thông điệp mà bạn truyền tải tới khách hàng, những gì bạn muốn họ cảm nhận về mình.

Vì vậy hãy chú ý đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu cho tổ chức của mình như:

  • Logo
  • Màu sắc
  • Font chữ
  • Bao bì sản phẩm
  • Thiết kế web, hình ảnh đồ họa trên các kênh truyền thông
  • Card visit, đồng phục,…

Kế hoạch Marketing

Sau khi tạo ra cốt lõi thương hiệu, đã đến bạn nên nghiên cứu một kế hoạch Marketing hiệu quả để kết nối với các khách hàng tiềm năng và củng cố các kết nối hiện tại. Trong bản kế hoạch nên bao gồm:

  • Mục đích và mục tiêu 
  • Phân tích thị trường
  • Chân dung khách hàng mục tiêu
  • Các chỉ số KPI mong muốn
  • Thông điệp hấp dẫn cho các chiến dịch Marketing
  • Một số nền tảng hiệu quả để truyền tải thông điệp: Mạng xã hội, Email, Website,…

III. Giải pháp Xây dựng thương hiệu và Marketing cho  tổ chức phi lợi nhuận của bạn

Chúng tôi hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn vạch ra những việc cần làm khi điều hành một tổ chức phi lợi nhuận. Nếu bạn cần tư vấn và triển khai chuyên sâu để xây dựng thương hiệu và marketing cho tổ chức của mình, Enosta luôn sẵn sàng trợ giúp.

Chúng tôi có các chuyên gia và chuyên viên dày dạn kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng về các tổ chức phi lợi nhuận, để có thể đưa ra các chiến lược phù hợp giúp tổ chức của bạn phát triển bền vững.

Liên hệ Enosta để nhận tư vấn miễn phí!

5/5 - (1 bình chọn)