7 Sai Lầm Khi Làm Social Media Mà Nhiều Doanh Nghiệp Mắc Phải

social media

Mặc dù rất nỗ lực để trở nên nổi bật trên các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp cũng khó tránh khỏi những sai lầm khi làm Social Media. Không khó để bắt gặp tình huống không ai theo dõi hay truy cập vào tài khoản mạng xã hội của bạn. Vậy bạn có đang mắc một trong số những sai lầm sau không?

Dưới đây là 7 sai lầm cơ bản khi làm Social Media và cách để tránh mắc những lỗi đó. Cùng Enosta tìm hiểu nhé!

I. Những sai lầm cần tránh khi làm Social Media 

social media

Không có mục tiêu và chiến lược

Social Media marketing là một quy trình chiến lược đòi hỏi sự thấu hiểu sâu sắc về khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, tuyên bố giá trị, cân bằng ngân sách và KPIs,…

Nhưng khi mọi người bắt đầu sử dụng mạng xã hội, họ thường “nghĩ gì, post nấy”, đăng mọi thứ mà không có mục đích rõ ràng. Họ chỉ đơn giản đăng và mong nhận được càng nhiều tương tác càng tốt. Đó là một sai lầm bởi về lâu dài, cách này sẽ không hoạt động tốt. Nó không phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như không thấu hiểu vấn đề của khách hàng tiềm năng.

Để tránh phạm sai lầm này, hãy tiến hành kiểm tra các nền tảng mạng xã hội và đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp. Sau đó, tạo một kế hoạch social media với các mục tiêu theo quy tắc S.M.A.R.T, chỉ rõ đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm đến. Từ đó lên chiến lược về nội dung và lịch đăng bài, nền tảng social media được sử dụng, ngân sách và các KPIs hợp lý. Hãy theo dõi hiệu quả và thực hiện những thay đổi nếu cần. 

Hồ sơ (Profile) không hoàn thiện

Ngay cả trước khi người dùng xem nội dung của bạn trên Social Media, họ sẽ lướt xem qua hồ sơ (profile) của bạn để xem công ty của bạn làm gì. Nếu bạn không bổ sung các thông tin chi tiết như bạn kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì, điều gì khiến bạn trở nên khác biệt,…thì người đọc rất khó để hiểu và cảm thấy tin tưởng với doanh nghiệp. 

Vì vậy, hãy tận dụng mọi cơ hội để giới thiệu với mọi người về thương hiệu của bạn. Đưa ra một mô tả ngắn gọn về doanh nghiệp, các sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp, cùng với địa chỉ công ty và liên kết về website của bạn.

Và một điều quan trọng nữa, hãy đảm bảo hồ sơ trên Social Media của bạn có logo và màu sắc thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng nhận ra bạn. Bằng cách này, bạn tăng khả năng người dùng mạng xã hội thích hoặc theo dõi nền tảng Social Media của doanh nghiệp. 

Quảng cáo quá mức

Các thương hiệu gửi trung bình 23 tin nhắn quảng cáo cho mỗi phản hồi trên các kênh xã hội của họ (Nguồn: Sprout Social). Đây là một xu hướng đáng lo ngại vì tính chất của Social Media chính là phải “Social”, kích thích sự tương tác từ mọi người. Việc đăng nội dung quảng cáo quá mức sẽ khiến khách hàng của bạn khó chịu.

Hãy thử sử dụng quy tắc 80-20, trong đó 80% là nội dung hấp dẫn, những người theo dõi của bạn muốn xem và 20% còn lại là nội dung quảng cáo.

Nội dung nhàm chán 

Sẽ không ai thích đọc một bài đăng nhàm chán, đừng nói đến việc họ bấm nút thích hay chia sẻ. Hình ảnh, video kém chất lượng, nội dung không thu hút, không cung cấp thông tin chất lượng…chính là những thứ đẩy khách hàng của bạn ra xa.

Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu tạo nội dung chất lượng cao mà khán giả của bạn sẽ muốn chia sẻ. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình, họ muốn đọc gì, thông tin gì có thể giải quyết được nhu cầu của họ,…

Ngoài ra, bài đăng không những nên thu hút khách tương tác với doanh nghiệp, mà còn giữa khách hàng với nhau. Hoặc bạn có thể thu hút khách hàng bằng những loại nội dung vui vẻ, mang cảm xúc tích cực và khơi gợi nguồn cảm hứng. Bằng cách này, doanh nghiệp không những tăng cơ hội nội dung được chia sẻ mà còn giúp xây dựng kết nối với khách hàng. 

Thương hiệu không nhất quán

Một thương hiệu có tính nhất quán trên mọi nền tảng sẽ tạo được độ tin cậy và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.

Nếu thương hiệu của doanh nghiệp không đồng nhất trên các nền tảng social media, mọi người sẽ khó tin tưởng tính xác thực của thông tin bạn viết. Sự thiếu nhất quán về hình ảnh, giọng điệu, thông tin… khiến doanh nghiệp của bạn trông cẩu thả và thiếu chuyên nghiệp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của khách hàng về thương hiệu.

Phớt lờ những bình luận 

Khách hàng của bạn theo dõi bạn trên các nền tảng social media. Họ đang nói về các sản phẩm và dịch vụ của bạn, tương tác với nội dung của bạn và để lại những nhận xét có giá trị. Nếu bạn không tương tác với họ, bạn đang bỏ qua cơ hội thu thập và khai thác các phản hồi có giá trị của khách hàng.

Doanh nghiệp làm Social Media không chỉ để quảng bá mà còn để tương tác với khách hàn. Vì vậy đừng ngần ngại phản hồi các bình luận trên đó. Ngay cả khi người dùng nói điều gì đó tiêu cực về thương hiệu, bạn phải phản hồi theo cách tích cực và lịch sự. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên mất quá nhiều thời gian trả lời bởi khách hàng luôn mong đợi sự phản hồi nhanh chóng cho các câu hỏi và nhận xét của họ.

social media

Không tối ưu hóa từng kênh Social Media

Các doanh nghiệp thường tạo ra cùng một nội dung cho tất cả các nền tảng, không có nội dung được tối ưu hóa cho từng kênh khi làm Social Media. Điều này cho thấy sự thiếu quan tâm đến người đọc.

Các nền tảng mạng xã hội khác nhau có những cách phân phối nội dung tối ưu khác nhau. Từ kích thước và định dạng hình ảnh cho đến cách bạn truyền đạt nội dung,… 

Bạn nên dành thời gian để hiểu cách các mạng xã hội khác nhau hoạt động và điều chỉnh nội dung cũng như thông điệp của bạn cho phù hợp với từng nền tảng. Ví dụ: Instagram là nơi tuyệt vời để chia sẻ hình ảnh và nội dung video với những người theo dõi bạn. LinkedIn thích hợp để đăng các kết quả nghiên cứu và thông tin chuyên môn; trong khi Twitter có nhịp độ nhanh, lý tưởng để thu hút, bắt đầu cuộc trò chuyện với khách hàng,…

II. Tại sao bạn nên chọn Enosta?

Mặc dù Social Media là một công cụ tiếp thị hiệu quả, nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra tác động bất lợi cho công ty của bạn. Để không mắc phải sai lầm tương tự như nhiều thương hiệu khác, bạn có thể thử làm việc với các chuyên gia về Social Media để có hướng đi đúng đắn. 

Là người đồng hành trong nhiều năm với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và công ty khởi nghiệp, Enosta thấu hiểu những vấn đề bạn gặp phải khi làm Social Media. 

Với các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự sáng tạo, chúng tôi có thể giúp bạn tạo nên những chiến lược thành công trên các nền tảng mạng xã hội, nâng cao nhận thức về thương hiệu và tạo khách hàng tiềm năng. Nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp thông qua Social Media, đừng ngại liên lạc với Enosta. 

Love the post? Rate it!