Checklist 5 Đầu Việc Quan Trọng Cho Doanh Nghiệp Dịp Cuối Năm

checklist

Vậy là năm 2022 đã sắp kết thúc, người người tranh thủ chạy đua cùng deadline để hoàn tất công việc. Nhưng cũng đừng quên cuối năm chính là thời điểm vàng để đánh giá lại doanh nghiệp đang ở đâu sau thời gian nỗ lực làm việc. Vì vậy, hãy dành thời gian này lập checklist kiểm tra, xem xét công ty đã đạt được điều gì, và bạn muốn định hướng nó trong năm 2023 như thế nào nhé! 

Checklist 5 đầu việc doanh nghiệp cần kiểm tra dịp cuối năm

Trước khi tìm hiểu sâu hơn, bạn nên nắm được checklist là gì? Checklist là danh sách các công việc cụ thể cần phải thực hiện nhằm đạt được mục tiêu chung, đảm bảo đúng tiến độ công việc và hạn chế sai sót. Checklist cuối năm chính là những gì bạn cần phải hoàn tất vào cuối năm tài chính, năm kinh doanh hoặc năm dương lịch. 

checklist

Kiểm toán thương hiệu (Brand Audit)

Kiểm toán thương hiệu là gì?  

Đây là quá trình phân tích chi tiết và đánh giá vị thế hiện tại của doanh nghiệp so với thị trường, thể hiện qua 3 khía cạnh thiết yếu:

  • Xây dựng thương hiệu nội bộ: Giá trị cốt lõi, văn hóa, tầm nhìn và sứ mệnh.
  • Xây dựng thương hiệu bên ngoài: Logo, visual, thông điệp,…
  • Trải nghiệm khách hàng: Quy trình bán hàng, hỗ trợ/chăm sóc khách hàng và trải nghiệm người dùng.

Thông qua kiểm toán thương hiệu, bạn sẽ có được các dữ liệu về nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu, bối cảnh cạnh tranh,… Từ đó có cái nhìn sâu sắc về tình trạng hiện tại của doanh nghiệp bạn, điểm mạnh, điểm yếu và giúp bạn vạch ra những lộ trình mới cho năm 2023. Vì thế, việc này cần nên có trong checklist của doanh nghiệp.

Cách thực hiện kiểm toán thương hiệu

Thiết lập mục tiêu: Bạn cần biết rõ mình muốn gì trước khi đưa ra hành động cụ thể. Do đó, đừng quên đặt mục tiêu khi kiểm toán thương hiệu, theo quy tắc SMART: Cụ thể, Đo lường được, Có thể đạt được, Thực tế và Có thời hạn. Bằng cách này, bạn sẽ biết chính xác thương hiệu của mình cần tập trung vào điều gì ngay từ đầu.

Xem lại tình trạng hiện tại của doanh nghiệp: Thu thập và xem xét tất cả dữ liệu quan trọng như: dữ liệu trang web, phân tích mạng xã hội, dữ liệu bán hàng,… Điều này có thể cho bạn biết thương hiệu của bạn đang làm tốt điều gì, điều gì bạn nên ngừng làm và cách bạn có thể cải thiện.

Nói chuyện với khách hàng: Phản hồi và đề xuất của khách hàng là điều cần thiết để đánh giá thương hiệu của bạn. Hãy chú ý đến những gì họ nói về thương hiệu của bạn và cố gắng hiểu những trải nghiệm của họ.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Việc kiểm tra kỹ lưỡng các đối thủ cạnh tranh giúp bạn không bị tụt hậu trên thị trường. Bạn sẽ có được bức tranh rõ ràng về những gì các thương hiệu khác đang làm, sau đó cải thiện các hoạt động tiếp thị và xác định các cơ hội để tăng thị phần.

Hành động: Dựa trên những số liệu đã nghiên cứu, đã đến lúc ra quyết định. Kiểm tra xem liệu những thay đổi bạn thực hiện có thể mang lại hiệu quả như mong muốn hay không. Khi bạn bắt tay vào hành động, hãy theo dõi tiến trình và kết quả để điều chỉnh nếu cần.

Xem lại Nhận diện Thương hiệu

Đây cũng là việc bạn nên thêm vào checklist cuối năm. Nhận diện thương hiệu là tập hợp các yếu tố liên quan đến hình ảnh, lời nói,… cho phép thương hiệu của bạn giao tiếp hiệu quả, đồng thời giúp thương hiệu được khách hàng mục tiêu ghi nhớ và yêu thích.

Nhận diện thương hiệu, nói cách khác chính là “bộ mặt” mà công ty muốn giới thiệu với mọi người. Do đó, hãy cẩn thận xem xét và cập nhật (nếu cần thiết) nhận diện thương hiệu của bạn. Đảm bảo rằng nó chính xác là những gì bạn muốn truyền tải, phù hợp với doanh nghiệp và phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng.

Đánh giá hoạt động trên mạng xã hội

Trước khi năm mới bắt đầu, bạn nên xem lại hoạt động trên các kênh social media của doanh nghiệp. Khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng nền tảng nào nhiều nhất? Nội dung trên các kênh này có liên quan đến thương hiệu và thu hút người đọc không? Và bạn đã tạo nội dung cho những dịp đặc biệt trong năm để thúc đẩy tương tác chưa? v.v

Khi đánh giá hiệu quả của các kênh social media, bạn nên chú ý một số chỉ số sau: 

  • Giá cho 1000 lượt hiển thị (CPM)
  • Giá mỗi nhấp chuột (CPC)
  • Chi phí cho mỗi kết quả / Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng / Chi phí cho mỗi chuyển đổi
  • Thời gian phần lớn người theo dõi online
  • Lượt tiếp cận tự nhiên
  • Lượt tương tác tự nhiên
checklist

Đánh giá website

Website là kênh mang lại doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp. Do đó, bạn cần thêm vào checklist việc kiểm tra website hoạt động như thế nào trong 1 năm qua. Thông qua việc phân tích các đầu mục dưới đây:

Lượt xem trang: Hay còn gọi là Pageviews. Có 2 loại chính đó là Lượt xem của từng trang và Lượt xem của toàn bộ Website. Lượt xem của toàn bộ website bằng tổng của tất cả các lượt xem trang cộng lại, bao gồm cả trang chủ. 

Tỷ lệ thoát trang: Hay còn gọi là Bounce Rate. Đây là tỷ lệ % số lần truy cập vào website và rời đi ngay sau đó (không nhấp vào các liên kết khác trên website, điền thông tin hoặc mua hàng) trên tổng số truy cập vào website. Phần lớn các trường hợp, tỷ lệ này càng cao nghĩa là hiệu quả website càng tệ. Người dùng không tìm kiếm hoặc để lại thông tin mà thoát trang ngay khi vừa vào website. 

Thời gian trên trang: Việc người dùng dành thời gian ở lại trang web lâu hơn là 1 tín hiệu tốt. Để làm được điều này, bạn cần có những nội dung chất lượng, đánh trúng insight độc giả, đầu tư hình ảnh chỉn chu,…

Xem lại các từ khóa SEO của bạn: Hãy xem xét các từ khóa bạn đang sử dụng có phải là từ khóa mà mọi người sẽ nhập vào thanh tìm kiếm. Các từ khóa có có lượng truy cập cao  cao và độ cạnh tranh thấp là những từ khóa tốt, dễ dàng được xếp hạng hơn. 

Đánh giá và cập nhật nội dung, hình ảnh trang web của bạn

Kiểm tra tất cả các liên kết và nút để đảm bảo chúng hoạt động

Xem trang web của bạn trên nhiều nền tảng, để đảm bảo nó thân thiện với người dùng, dù là trên PC hay Mobile.

Xem xét các chiến dịch cuối năm 

Cuối năm, lúc cận kề mùa lễ hội và Tết Nguyên đán là thời điểm lý tưởng cho các chiến dịch marketing, đặc biệt trong ngành FMCG, F&B và Hospitality. Đừng quên thêm chúng vào checklist nhé.

Có một số điều bạn cần lưu ý khi thực hiện các chiến dịch cuối năm:

Xác định các mục tiêu và mục tiêu

Đặt ngân sách

Xác định khách hàng mục tiêu

Lựa chọn thông điệp phù hợp: Dành thời gian để thu thập thông tin chi tiết của khách hàng, sau đó tạo nên một thông điệp dành riêng cho họ mà vẫn liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp

Chọn thời điểm tốt nhất để khởi chạy chiến dịch: Thời điểm này sẽ phụ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ của bạn và mục tiêu của chiến dịch. Ví dụ: đối với các sản phẩm FMCG, bạn nên khởi chạy chiến dịch sớm vì khách hàng có xu hướng mua sắm sớm cho các ngày lễ. Trong khi đó các chiến dịch cho đồ trang sức, mỹ phẩm và các mặt hàng cao cấp khác có thể muộn hơn, thường vào cận kề cuối năm khi mọi người sẽ có tiền thưởng, lương,… để tự thưởng bản thân.

Đánh giá và cải thiện: Dành thời gian để xem xét chiến dịch sau khi kết thúc hoặc đã kết thúc một phần, để xác định xem chiến dịch có đang đi đúng hướng và hoàn thành các mục tiêu hay không, đồng thời đề xuất các cải thiện nếu có.

II. Tại sao Enosta có thể giúp bạn? 

Trên đây là một số công việc nên có trong checklist cuối năm của doanh nghiệp. Hy vọng bạn đọc tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm của thị trường, ngành và khách hàng, bạn sẽ cần những chiến lược và checklist khác nhau. Là người đồng hành trong nhiều năm cùng các SMEs và Startups, Enosta với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, sẽ mang đến giải pháp tối ưu cho checklist cuối năm của quý doanh nghiệp. Nếu bạn đang gặp khó khăn không biết nên bắt đầu checklist từ đâu, đừng ngại ngần liên hệ Enosta để nhận tư vấn miễn phí!

Love the post? Rate it!