
Video giới thiệu doanh nghiệp là một trong những công cụ tuyệt vời để giới thiệu doanh nghiệp của bạn với mọi người. Không giống như một trang “About Us” tĩnh trên website, video cho phép doanh nghiệp của bạn kết nối với người xem một cách thú vị và hào hứng hơn. Bằng cách truyền tải văn hóa và những câu chuyện cảm hứng của công ty, bạn có thể tạo nên những kết nối về xúc cảm với người xem và biến họ thành khách hàng trung thành hoặc người ủng hộ thương hiệu của bạn.
Trong bài đăng trên blog này, chúng tôi sẽ giới thiệu các bước để tạo ra một video giới thiệu công ty hấp dẫn, để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả của bạn.
I. 3 Bước để tạo nên một video giới thiệu doanh nghiệp

1.1 Bước 1: Giai đoạn tiền kỳ
- Xác định mục đích và khán giả mục tiêu:
Trước khi làm một profile bằng video cho công ty của mình, bạn cần phải xác định được đối tượng mục tiêu và mục đích của bạn khi thực hiện video. Bạn đang cố gắng tiếp cận đối tượng nào? Bạn muốn họ sẽ hành động như thế nào sau khi xem video?
Nếu bạn đang muốn thu hút khách hàng mới, hãy tập trung vào sản phẩm và dịch vụ của công ty. Nếu bạn đang cố gắng tuyển dụng nhân tài, hãy nhấn mạnh văn hóa công ty của bạn. Nếu bạn đang thu hút các nhà đầu tư, hãy chia sẻ với họ về các mốc quan trọng và kế hoạch phát triển trong tương lai của bạn.
Hãy suy nghĩ thật kỹ về các câu hỏi và những mối quan tâm mà khách hàng mục tiêu của bạn đang đặt ra, rồi dựng video theo những yêu cầu đó.
- Xây dựng kịch bản video:
Một kịch bản được chuẩn bị kỹ càng là điều kiện tiên quyết để giúp cho video trở nên hấp dẫn và tạo được phản hồi tốt đối với người xem. Kịch bản video của bạn cần có các yếu tố sau:
- Một lời giới thiệu rõ ràng về công ty của bạn, bao gồm lịch sử phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn của công ty và giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ công ty bạn đang cung cấp.
- Hãy highlight những lợi điểm bản hàng độc nhất (USP) và lợi ích mang lại khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
- Bạn cũng nên kèm theo một lời kêu gọi hành động (CTA), khuyến khích người xem thực hiện bước tiếp theo, như ghé thăm website, đặt liên hệ tư vấn, mua hàng,…
- Hãy lựa chọn các yếu tố hình ảnh phù hợp:
Các yếu tố hình ảnh cũng quan trọng không kém so với kịch bản video. Hãy chọn những hình ảnh, thiết kế ấn tượng, thu hút mắt nhìn, và hơn hết là đồng nhất với bộ nhận diện thương hiệu của bạn.
Hãy cân nhắc việc sử dụng kết hợp giữa cảnh quay thực tế và các hình ảnh thiết kế đồ họa để luôn tạo được sự hứng thú với người xem. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn âm nhạc và hiệu ứng âm thanh bổ trợ phù hợp với hình ảnh của video, nó sẽ giúp tạo nên sự nhất quán về thông điệp và tạo được kết nối về cảm xúc với người xem.
Khám phá thêm các kiểu video khác nhau bạn có thể dùng để làm video giới thiệu doanh nghiệp
1.2 Bước 2: Giai đoạn sản xuất
- Quay video:
Bạn đã có kịch bản và một bộ thiết kế phù hợp, đã tới lúc bắt tay vào sản xuất video. Hãy quay các hình ảnh, video và thiết kế thể hiện hình ảnh của công ty như văn hóa, sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Phỏng vấn các nhân viên để thu được những lời chứng thực, nhận xét về công ty, đồng thời truyền tải những giá trị mà công ty mang lại. Ngoài ra, hãy quay những cảnh B-roll về không gian làm việc, môi trường sinh hoạt tại công ty để bổ sung vào video giới thiệu của bạn.
Nếu tự quay video, bạn có thể sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy ảnh kỹ thuật số để quay. Ngoài ra, bạn cũng cần phải đảm bảo một số yếu tố khác trước khi quay phim như địa điểm, đội ngũ quay video, thiết bị,… để đảm bảo mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả trong ngày quay phim. Hoặc bạn có thể thuê một đơn vị chuyên sản xuất video để thực hiện, việc của bạn là cung cấp một kịch bản video, production house sẽ lo toàn bộ các công đoạn còn lại cho bạn.
- Thu âm lồng tiếng:
Một video giới thiệu hay luôn cần phải có thu âm, lồng tiếng để giải thích và dẫn dắt câu chuyện. Bạn có thể thuê một người lồng tiếng chuyên nghiệp, hoặc nhờ một bạn nhân viên với chất giọng phù hợp để thu âm kịch bản.
1.3 Bước 3: Giai đoạn hậu kỳ
- Chỉnh sửa video:
Sử dụng các phần mềm chỉnh sửa chuyên dụng để hậu kỳ cho video của bạn. Sắp xếp các cảnh quay, thiết kế theo thứ tự của kịch bản, cắt hoặc kéo dài các clip sao cho phù hợp, bổ sung âm nhạc, thiết kế và các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh khác để cho video trở nên sinh động. Sau khi hoàn thành bản video nháp, hãy nhờ các đồng nghiệp nhận xét và giúp bạn đưa ra các hiệu chỉnh cần thiết.
Hãy tập trung vào nhịp độ của video và đảm bảo rằng hình ảnh và âm thanh được thể hiện đồng nhất. Giữ cho video nằm trong khoảng 60s-90s để đảm bảo video vẫn giữ được sự chú ý của khách hàng cho tới phút cuối.
- Quảng bá video:
Sau khi video được chốt, hãy chia sẻ video lên website, các kênh mạng xã hội và các nền tảng liên quan khác để có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách tối ưu. Hãy cân nhắc sử dụng thêm quảng cáo trả phí để video tiếp cận được tệp khách hàng lớn hơn.
II. Một số chiến thuật để nâng cấp video giới thiệu doanh nghiệp

2.1 Chia sẻ câu chuyện của doanh nghiệp
Mọi người thích nghe những câu chuyện cảm hứng đằng sau công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy chia sẻ cách mà ý tưởng được chuyển thể thành thực tế, những khó khăn mà doanh nghiệp đã gặp phải trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, cách vượt qua nó và những cột mốc đáng tự hào mà doanh nghiệp đã đạt được. Câu chuyện khởi nghiệp sẽ giúp nhân hóa thương hiệu của doanh nghiệp, tạo ra kết nối về cảm xúc với người xem.
2.2 Nhấn mạnh vào giá trị của Sản phẩm và Dịch vụ
Video giới thiệu doanh nghiệp sẽ là một cơ hội tuyệt vời để công ty trình bày những lợi ích, giá trị mà các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mang lại cho khách hàng.
Hãy chia sẻ những câu chuyện thành công, truyền cảm hứng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy bàn luận về cách bạn luôn đổi mới để đáp ứng những nhu cầu liên tục thay đổi của khách hàng. Những nội dung này sẽ cho phép người xem hiểu hơn về giá trị mang lại của công ty và bắt đầu hứng thú với những gì bạn cung cấp
2.3 Chia sẻ văn hóa của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng để thu hút nhân tài và xây dựng lòng trung thành với công ty. Hãy sử dụng những cảnh quay thực tế tại văn phòng, nhân viên làm việc và hưởng ứng các hoạt động tập thể vui vẻ của công ty như team building, cắm trại,… Bạn có thể phỏng vấn những thành viên chủ chốt của công ty về điều mà họ thích nhất ở doanh nghiệp mình là gì.
Chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị văn hóa của công ty để cung cấp cái nhìn sâu sắc về triết lý và những hoạt động ưu tiên trong kinh doanh của bạn. Cung cấp cho người xem cái nhìn tổng quan về văn hóa năng động của công ty, giúp tăng cường kết nối của họ với thương hiệu của bạn.
2.4 Hãy kể câu chuyện chân thực
Những video giới thiệu doanh nghiệp hấp dẫn nhất là những video kể câu chuyện chân thực nhất. Nội dung tập trung vào việc giới thiệu và kế nối với người xem hơn là chăm chăm quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của công ty. Chia sẻ những câu chuyện thực tế với những con người thực tế đang làm việc tại doanh nghiệp với một tông giọng trò chuyện, ấm áp và sự chân thành, để có thể kết nối được với cảm xúc của người xem, từ đó trở thành những đại diện ủng hộ cho thương hiệu của doanh nghiệp.
2.5 Giữ cho video ngắn và đơn giản
Trong thời đại mà sự chú ý của con người ngày càng ngắn ngủi, ít hơn sẽ tốt hơn. Hãy đảm bảo rằng video của bạn sẽ nằm trong khoảng thời lượng 60s-90s. Tập trung truyền tải thông điệp chính và lựa chọn những nội dung hấp dẫn nhất để thể hiện. Bạn nên tránh nhồi nhét quá nhiều ý tưởng và thông điệp trong một video, hãy chuẩn bị một kịch bản đơn giản đủ để người xem theo dõi xuyên suốt nội dung, tránh các hiệu ứng rườm rà không cần thiết. Bên cạnh đó, thiết kế tối giản cũng sẽ giúp cho những thông điệp quan trọng được truyền tải một cách rõ ràng. Ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề và tạo được sự ấn tượng chính là chìa khóa thành công.
2.6 Kết thúc video bằng lời kêu gọi hành động
Công đoạn cuối cùng, chính là kết thúc video giới thiệu doanh nghiệp với một lời kêu gọi hành động rõ ràng và lôi cuốn. Bạn có thể mời người xem ghé thăm website của doanh nghiệp, theo dõi trên mạng xã hội, hoặc liên hệ để biết thông tin chi tiết,…Hãy đảm bảo rằng bạn có thể cho họ một lý do để thực hiện hành động, và cho thấy họ sẽ nhận được điều gì khi thực hiện hành động.
Tổng kết lại, một video giới thiệu doanh nghiệp là một phương tiện truyền thông dùng để trình bày về thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới các khách hàng tiềm năng. Thực hiện theo 3 bước trên và ghi nhớ những thành phần quan trọng cần có cho video, bạn có thể tạo nên một video giới thiệu công ty chuyên nghiệp và hấp dẫn giúp cho thương hiệu của bạn nổi bật trong mắt người tiêu dùng.
Hãy bắt đầu thực hiện ngay hôm nay và để cho câu chuyện của doanh nghiệp bạn được kể với ngôn ngữ hấp dẫn của hình ảnh và âm thanh!