4 Cách Thu Hút Khách Hàng Tiềm Năng Với Google

Cách thu hút khách hàng tiềm năng

Tại sao Google là công cụ thu hút khách hàng hiệu quả?

Hiện nay, Google nắm giữ 92,7% lượng tìm kiếm trên toàn cầu. Với 99.000 truy vấn tìm kiếm mỗi giây, và 8,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Hơn nữa, trung bình một người tìm kiếm Google 3-4 lần mỗi ngày. Cho đến nay Google chính là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất thế giới. 

Bên cạnh đó, nó cũng được xếp hạng là trang web có lượt truy cập nhiều nhất trên toàn thế giới. Theo sau là YouTube đứng vị trí thứ hai, tiếp đó là Facebook, Twitter, Instagram,….

Do đó, hầu hết mọi công ty, doanh nghiệp lựa chọn Google như một kênh truyền thông hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng. Sau đây hãy cùng Enosta tìm hiểu 4 cách thu hút khách hàng hiệu quả nhất với Google.

4 cách thu hút khách hàng với Google

Tạo Google My Business (Google Doanh nghiệp của tôi)

Trước khi thu hút được khách hàng tiềm năng, bạn cần đảm bảo họ thấy được doanh nghiệp của bạn hiện diện trên Google. Và việc tạo Google My Business chính là điều kiện cần để làm điều đó.

Google My Business là một công cụ dành cho doanh nghiệp quản lý sự hiện diện trực tuyến của họ trên Google Search và Google Map. Google My Business sẽ bao gồm những thông tin cần thiết doanh nghiệp như: Địa chỉ, SĐT, giờ mở cửa chính xác, Website, hình ảnh của doanh nghiệp,…

Google chỉ ra rằng khả năng khách hàng ghé thăm các doanh nghiệp cao hơn 70%, khả năng mua hàng cao hơn 50% khi doanh nghiệp có hồ sơ hoàn chỉnh trên Google My Business. Bên cạnh đó, công cụ này còn giúp bạn tương tác với khách hàng bằng cách đọc và trả lời các đánh giá của họ về thương hiệu.

Ngoài ra, tài khoản Google My Business còn giúp cải thiện yếu tố Local SEO. Cho phép thông tin doanh nghiệp của bạn xuất hiện trước kết quả tìm kiếm đầu tiên, khi khách hàng tìm kiếm các sản phẩm/ dịch vụ của bạn trong một khu vực cụ thể. 

Tạo nội dung hữu ích trên Google

Ngày 18/8/2022, Google ra thông báo mới nhất về thuật toán tìm kiếm Google Search. Trong đó, các nội dung có thông tin hữu ích, được người dùng đánh giá cao sẽ được ưu tiên hiển thị trên Google. Do đó, tạo nội dung hữu ích trên Google chính là cách thu hút khách hàng hiệu quả.

Bạn có thể xem qua những tiêu chí dưới đây để đánh giá xem nội dung của mình có thật sự hữu ích hay không.

Nội dung ưu tiên con người

  • Nội dung hữu ích đối với khách hàng mục tiêu, hoặc khách hàng sẵn có trên trang web của bạn.  
  • Trình bày rõ ràng thông tin chuyên môn thực tiễn và kiến thức chuyên sâu 
  • Tránh tạo nội dung ưu tiên công cụ tìm kiếm: tóm tắt nội dung của người khác, không tạo thêm giá trị cho người đọc,…

Đảm bảo chất lượng

  • Cung cấp thông tin đầy đủ, hữu ích về chủ đề đang nói
  • Mang giá trị đáng kể so với các trang khác trong kết quả tìm kiếm.
  • Tiêu đề chính và tiêu đề trang nên đưa mô tả ngắn gọn về nội dung bài, không mang tính phóng đại và gây sốc.

Mang tính chuyên môn 

  • Nội dung nên có dẫn chiếu nguồn thông tin rõ ràng.
  • Tác giả bài viết nên là một chuyên gia hoặc một người có hiểu biết về chủ đề liên quan.
  • Không nên mắc lỗi sai cơ bản, dễ dàng nhận thấy được

Trình bày và xuất bản chuyên nghiệp

  • Tránh sai chính tả hoặc lỗi về văn phong, trình bày cẩu thả
  • Hạn chế nhiều quảng cáo xen vào gây mất tập trung
  • Không xuất bản nội dung hàng loạt, dàn trải trên nhiều trang web

Tóm lại, bạn nên đầu tư thời gian tạo và tối ưu những nội dung hữu ích trên trang web của mình. Các bài viết nên nói về các chủ đề mà khách hàng quan tâm hoặc giải quyết được những vấn đề của họ. Và tất nhiên là vẫn liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn. 

Bên cạnh đó, việc tối ưu hóa những nội dung sẵn cũng là cách thu hút khách hàng tiềm năng nhanh chóng, mà không cần đầu tư vào nội dung hoàn toàn mới. 

Sử dụng Google Ads

Google Ads là chương trình quảng cáo trực tuyến của Google. Thông qua Google Ads, bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận chính xác những người quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Cách thu hút khách hàng với Google Ads đòi hỏi doanh nghiệp phải cân đối với ngân sách quảng cáo và lợi nhuận thu về.

Có rất nhiều loại hình quảng cáo trên Google Ads. Về cơ bạn bạn có thể liệt kê thành 6 hình thức dưới đây.

Cách thu hút khách hàng

Google Search Ads 

Google Search Ads là các quảng cáo dạng văn bản xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google, khi khách hàng tìm kiếm các từ khoá có liên quan đến sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.

Hiểu một cách đơn giản, khi khách hàng có nhu cầu mua một sản phẩm nào đó, hành vi đầu tiên sẽ là tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Cụ thể, họ sẽ lên Google để search những từ khoá về sản phẩm mà họ quan tâm. Lúc này, Google Search Ads sẽ đưa sản phẩm của bạn hiển thị ngay tại những vị trí ưu tiên trong danh sách kết quả tìm kiếm của khách hàng.

Google Search Ads phù hợp nhất với mục tiêu tăng lưu lượng truy cập website từ khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng. Vì bạn đang hiển thị quảng cáo đến những đối tượng có nhu cầu, họ chủ động tìm kiếm những thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Google Display Network

Google Display Network (GDN) là mạng lưới website khổng lồ trên internet, là đối tác của Google, tiếp cận được trên 90% số người dùng Internet. 

Nhà quảng cáo thông qua Google để đặt quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ của họ lên các website đó. Khi người dùng đang ở một trong những website đó, quảng cáo của bạn sẽ lọt vào tầm mắt và gây chú ý với họ.

Một số loại quảng cáo chạy trên Google Display Network gồm:

  • Hiển thị dạng văn bản
  • Hiển thị dạng hình ảnh
  • Hiển thị dạng ảnh động
  • Hiển thị dạng video

Quảng cáo GDN đưa được hình ảnh vào quảng cáo nên có thể thu hút khách hàng nhanh chóng, và khiến họ dễ ghi nhớ hơn. Phạm vi tiếp cận rộng lớn nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn Google Search Ads. Bởi quảng cáo GDN hiển thị đến những khách hàng không có nhu cầu, họ chỉ nhìn thấy quảng cáo một cách bị động. 

Youtube Ads

Youtube cũng là sản phẩm của Google, là mạng lưới chia sẻ Video lớn nhất hiện nay với hơn 30 triệu Active Users mỗi ngày và 1,9 tỷ Active Users hàng tháng. Vì thế các quảng cáo trên Youtube cũng được tận dụng tối đa. 

Video quảng cáo có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau: trước, trong, sau video của người khác hoặc ngay trên trang chủ Youtube. Ngoài định dạng video, quảng cáo Youtube còn khả dụng ở dạng văn bản, hình ảnh, banner, v.v

Nhà quảng cáo có thể chọn các hành động chuyển đổi muốn khách hàng tiềm năng thực hiện. Bao gồm truy cập vào trang web để tìm hiểu về sản phẩm/ dịch vụ; hoặc xem các video khác trên kênh Youtube của bạn để mở rộng phạm vi tiếp cận và xây dựng nhận thức thương hiệu.

Một số loại hình quảng cáo Youtube phổ biến có thể kể đến:

  • Youtube Masthead: Hiển thị 24/24 trên đầu trang chủ Youtube, dưới dạng banner hoặc video. Tương thích được với mọi giao diện (PC, Mobile hay TV). Đây là loại hình quảng cáo tiếp cận được nhiều người nhất vì người dùng sẽ nhìn thấy nó đầu tiên khi truy cập Youtube. Tuy nhiên không thể nhắm mục tiêu khách hàng, do đó phù hợp với các doanh nghiệp muốn tối đa độ nhận diện sản phẩm/ dịch vụ, thương hiệu hay mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. 
  • Skippable In-stream Ads: Video quảng cáo được phát trước, trong hoặc sau video người dùng muốn xem và có thể bỏ qua sau 5s. Bạn được thêm các tính năng tương tác như nút kêu gọi hành động, phần mở rộng về đường liên kết trang web,… vào quảng cáo. Các video quảng cáo cần đạt thời lượng tối thiểu 12s và tối đa theo Google đề xuất là 60s. Doanh nghiệp chỉ trả tiền khi người xem xem 30s video của bạn, hoặc toàn bộ video nếu video ngắn hơn 30 giây, hoặc tương tác với video (đối với chiến lược đặt giá thầu CPV). Hoặc doanh nghiệp trả tiền dựa trên số lượt hiển thị (đối với các chiến lược đặt giá thầu CPM mục tiêu, CPA mục tiêu và Tối đa hoá lượt chuyển đổi). Quảng cáo Skippable in-stream ads sẽ phù hợp với doanh nghiệp muốn tăng nhận diện thương hiệu và tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng. Bởi nếu người dùng không hứng thú, họ sẽ bỏ qua quảng cáo. Ngược lại, với những người dùng dừng lại xem lâu hơn, hoặc tương tác với video quảng cáo, doanh nghiệp sẽ xác định được những người dùng thật sự hứng thú với sản phẩm/dịch vụ.
  • Non-skippable In-stream video ads: 76% người dùng sẽ tự động bỏ qua các video quảng cáo. Để khắc phục tình trạng này, nhiều doanh nghiệp chọn chạy những video quảng cáo không thể bỏ qua. Nhà quảng cáo sẽ thanh toán cho mỗi 1000 lượt hiển thị (CPM). Do đó quảng cáo thích hợp với doanh nghiệp đã xác định đối tượng mục tiêu, hoặc muốn tăng tối đa độ nhận thức của khách hàng. Hãy đảm bảo quảng cáo của bạn thật sự thú vị và hữu ích để người dùng có thể xem hết quảng cáo mà không cảm thấy khó chịu. 
  • Bumper Ads: Đây là các video quảng cáo chỉ kéo dài 6s và người dùng không thể bấm bỏ qua quảng cáo. Do đó, doanh nghiệp cũng phải trả tiền cho mỗi 1000 lượt hiển thị (CPM) Bumper Ads giúp truyền tải thông tin thương hiệu một cách nhanh chóng, không làm người xem bị khó chịu. Phù hợp với những doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm mới, có chương trình giảm giá hoặc sự kiện đặc biệt.
  • Discovery Ads: Là hình thức quảng cáo theo từ khóa khá hiệu quả. Khi khách hàng tìm kiếm từ khóa mà bạn đã cài đặt, video của bạn sẽ hiện lên đầu trang tìm kiếm của Youtube. Do đó, tiếp cận được đúng đối tượng mục tiêu, vì đều dựa vào nội dung tìm kiếm của người xem.

Gmail Ads

Google’s Gmail Ads được hiển thị như một email gửi đến địa chỉ thư của người dùng. Thường xuất hiện trong 2 tab Promotions & Social. Gmail Ads đặc biệt phát huy công năng với những dịch vụ, sản phẩm thuộc lĩnh vực bảo hiểm, thẩm mỹ viện, bất động sản, sản phẩm số,… 

Bên cạnh đó, Gmail Ads cũng phù hợp cho lĩnh vực công nghệ. Bởi người dùng ở những lĩnh vực này thường xuyên kiểm tra hộp thư hơn.

Google Shopping Ads 

Google Shopping Ads chính là quảng cáo mua sắm trên Google. Đây là một hình thức quảng cáo trực tuyến nhằm mục đích cho phép người mua thấy được thông tin về sản phẩm theo cách nhanh chóng nhất.

Kể từ khi ra mắt, Google Shopping đã mang về vô vàn lợi ích cho các nhà bán lẻ. Giúp họ tăng doanh thu ít nhất gấp 2 lần, giúp gia tăng 35% tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo được hiển thị. Hơn thế nữa, hình thức này còn giúp nhà quảng cáo tiết kiệm đến 25% ngân sách quảng cáo PPC.

Những doanh nghiệp về thương mại điện tử như Amazon, Ebay, Lazada, Shopee,… đều đã và đang sử dụng Google Shopping Ads. Bên cạnh đó, nếu bạn có cửa hàng online, việc chạy quảng cáo trên Google Shopping cũng mang giúp thu hút khách hàng. Bởi 70% người dùng trước khi quyết định mua một món đồ gì đó thường lên Google tìm kiếm thông tin và tra khảo giá cả, nơi bán sản phẩm đó.

Google Shopping Ads phù hợp nhất với khá nhiều ngành. Một số ngành tiêu biểu trong đó có thể kể đến: Thời trang, mỹ phẩm, thiết bị công nghệ, điện máy,…

Google Remarketing

Google cho phép tạo Remarketing List để  hỗ trợ quảng cáo hiệu quả hơn. Theo đó, bạn có thể tiếp thị lại những người đã sử dụng App của bạn, truy cập Website, xem video Youtube, tệp Email List bạn sở hữu,…

Theo thống kê, hơn 80% khách truy cập rời khỏi website mà không thực hiện hành động nào. Chỉ 1,7% người truy cập chủ động để lại thông tin liên hệ, mua hàng hoặc thực hiện hành động nào đó. Có thể thấy, doanh nghiệp đã bỏ qua một số lượng lớn khách hàng tiềm năng nếu không chủ động tiếp thị lại những khách hàng này. Google Remarketing cho phép bạn thực hiện chiến dịch tiếp thị lại, bám đuôi khách hàng. Phù hợp với các doanh nghiệp muốn tạo thu hút khách hàng quay trở lại website, thúc đẩy quá trình mua hàng của khách hàng thêm nhanh chóng và triệt để.

Tối ưu hóa Website

Google phải xử lý hơn 8.5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày, và con số này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Việc tối ưu hóa website là cách thu hút khách hàng hiệu quả. Bởi nó sẽ giúp các nội dung hiện có tăng khả năng hiển thị đến khách hàng tiềm năng. Từ đó giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng, tăng lưu lượng truy cập và chuyển đổi trên trang web của mình. 

Vậy chúng ta cần tối ưu website như thế nào?

cách thu hút khách hàng

Tối ưu SEO

Tối ưu SEO Website là một trong những cách giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Bởi nó sẽ giúp bạn có mặt trong top đầu tìm kiếm. Để tối ưu SEO, bạn cần nắm 1 số lưu ý sau:

  • Nghiên cứu từ khóa phù hợp: Một sự thật là chúng ta không thể đoán chính xác những gì khách hàng sẽ tìm kiếm. Những gì bạn cho rằng khách hàng sẽ tìm kiếm thì thực tế có thể không như vậy. Do đó, bạn cần phải nghiên cứu từ khóa để biết được số lượng tìm kiếm chính xác, độ khó (mức độ cạnh tranh) của từ khóa như thế nào.  Các từ khóa được nhiều lượt tìm kiếm và độ khó thấp là những từ khóa tốt. Qua đó, bạn biết cách điều chỉnh nên ưu tiên các từ khóa nào để đạt kết quả tối ưu nhất. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Ahrefs, Moz, Semrush (trả phí) hoặc Google Keyword Planner (miễn phí) để có dữ liệu từ khóa chi tiết. Ngoài ra bạn có thể sử dụng miễn phí Google Trends để dự đoán nhu cầu tìm kiếm trong tương lai.
  • Tối ưu SEO Onpage: Hãy đảm bảo từ khóa của bạn xuất hiện ở tiêu đề, mô tả meta, thân bài, thẻ hình ảnh, URL,… ; Đối với phần hình ảnh, bạn nên đặt tên mô tả ảnh không dấu và có dấu – giữa các từ, đồng thời tối ưu mô tả cho hình ảnh; Về độ dài, bài viết thông thường nên có độ dài từ 1300 – 1800 từ. Đối với bài phân tích chuyên sâu thì từ 2000 – 3000 là độ dài rất hấp dẫn người đọc. Và đừng quên tối ưu các internal link. Các bài điều hướng đến nhau nên có sự liên quan về nội dung hoặc chủ đề, giúp người đọc dễ dàng có thêm thông tin. Đây cũng là yếu tố được Google đánh giá rất cao trang web.
  • Tối ưu SEO Offpage: SEO Offpage là việc xây dựng những liên kết ngoài trỏ về website. Bạn nên đặt backlink ở những trang web có độ tin cậy cao và lượt truy cập nhiều. 
  • Tối ưu nội dung hữu ích: Ngoài việc tập trung vào các kĩ thuật SEO, điều quan trọng hơn cả là bạn phải mang đến các nội dung giá trị và hữu ích. Đó là mấu chốt giúp người dùng tìm đến và ở lại trang web của bạn. Bởi bạn đang cung cấp một giá trị xác thực cho khách hàng. Bài viết chất lượng và giải quyết những vấn đề của khách hàng sẽ giúp họ thêm yêu thích và tin tưởng thương hiệu. Dần dần chuyển đổi thành khách hàng của doanh nghiệp bạn.

Tối ưu thiết kế giao diện

Giao diện website chính là điều đầu tiên khách hàng nhìn thấy khi truy cập vào trang web của bạn. Một giao diện khoa học, đẹp và phù hợp với thương hiệu sẽ tạo thiện cảm cho người đọc. Một số yêu cầu về giao diện bạn có thể tham khảo:

  • Font chữ phù hợp 
  • Sử dụng màu sắc thông minh: màu sắc nên hài hòa với hình ảnh để tránh gây rối mắt; nhấn mạnh được các yếu tố cần thiết;…
  • Sắp xếp bố cục logic: ví dụ các thanh công cụ hay mục lục phải dễ nhận biết và dễ truy cập; …
  • Truyền tải được tinh thần, thông điệp liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu.
  • Làm nổi bật nút CTA: mục đích của các nút CTA là kêu gọi người dùng nhấp vào. Do đó, chúng cần phải nổi bật so với các đoạn văn bản khác, gây chú ý cho người dùng. 
  • Không mắc các lỗi cơ bản như: chữ quá nhỏ, nội dung rộng hơn màn hình, các phần tử có thể nhấp quá gần nhau… 

Tối ưu tốc độ tải trang

Đây là thời gian tải thông tin trang web trên máy tính hoặc thiết bị di động, kể từ khi người dùng thực hiện yêu cầu truy cập. Think with Google chỉ ra rằng 40% khách hàng sẽ rời khỏi trang web của bạn khi tốc độ tải trang hơn 3s. 

Do đó, cải thiện tốc độ tải trang giúp thu hút khách hàng tốt hơn. Bạn có thể thực hiện bằng cách:

  • Tối ưu hóa hình ảnh, video về kích thước phù hợp
  • Nâng cấp hosting, sử dụng tên miền chất lượng
  • Sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ website: Google Pagespeed Insights, Pingdom,… để biết cần khắc phục điểm nào.
  • Giảm chuyển hướng không cần thiết

Tại sao bạn nên chọn Enosta?

Trên đây là một số cách thu hút khách hàng với Google hiệu quả. Hy vọng bạn đọc tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích.

Là người đồng hành trong nhiều năm cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Enosta hiểu rõ các vấn đề mà bạn đang gặp phải trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Đặc biệt trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 

Vì vậy, chúng tôi mang đến cho bạn một giải pháp toàn diện, giúp bạn nhanh chóng tiếp cận được khách hàng mục tiêu trên Google bao gồm: Digital Marketing,  Xây dựng trang web, Sáng tạo nội dung và SEO,… Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia với nhiều năm kinh nghiệm tại Enosta sẽ mang đến cho bạn những hướng đi tối ưu cho bài toán doanh nghiệp của bạn. 

Bạn đã sẵn sàng làm việc cùng chúng tôi? Liên hệ và nhận tư vấn miễn phí tại đây!

5/5 - (1 bình chọn)