Các Bước Định Vị Thương Hiệu Tạo Sự Khác Biệt Doanh Nghiệp

Các bước định vị thương hiệu khác biệt

Định vị thương hiệu là một yếu tố vô cùng quan trọng. Điều này giúp khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Đó là lý do giúp những thương hiệu nổi tiếng thu hút khách hàng dù giá sản phẩm cao hơn thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm về việc đầu tư vào xây dựng định vị. Nhờ đó, các bước định vị thương hiệu cũng trở nên quan trọng không kém.

Nhưng liệu có phải doanh nghiệp nào cũng biết cách định vị thương hiệu đúng đắn? Hay có cách nào để định vị thương hiệu hiệu quả hay không? Hãy cùng Enosta tìm hiểu cách để định vị thương hiệu hiệu quả với các doanh nghiệp.

1. Định vị thương hiệu là gì?

Theo Kotler – “cha đẻ” của ngành Marketing hiện đại, ông đã định nghĩa rằng: “Định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng.”

Thực tế đã chứng minh rằng ông đã đúng. Sau này, các chuyên gia về Marketing cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa về định vị thương hiệu. 

Tuy nhiên, các bạn có thể hiểu đơn giản rằng: Định vị thương hiệu là hoạt động nhằm mục đích định vị và tạo điểm khác biệt của bạn so với các thương hiệu khác. Thông qua định vị, khách hàng sẽ nhớ và dễ dàng lựa chọn bạn so với những sản phẩm khác.  

2. Tầm quan trọng của định vị thương hiệu đối với doanh nghiệp

Thử tưởng tượng, nếu sản phẩm của bạn được đặt chung với những sản phẩm cùng loại, nhưng họ lại lựa chọn sản phẩm đối thủ mà không phải bạn. Đây là điều mà không một doanh nghiệp nào muốn mắc phải cả.

Việc định vị thương hiệu sẽ góp phần quan trọng giúp:

DỄ DÀNG LÊN CHIẾN LƯỢC: Xác định đối thủ cũng như xu hướng trên thị trường một cách rõ ràng sẽ dễ dàng lập chiến lược để “chinh phục” khách hàng hiệu quả.

LÀ “CÁNH TAY PHẢI ĐẮC LỰC” GIÚP MỞ RỘNG DOANH NGHIỆP: Chẳng cần tốn quá nhiều thời gian và chi phí để lập hàng loạt chiến lược mà bạn vẫn đảm bảo duy trì độ uy tín nhất định đối với khách hàng. 

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG: Có định vị tức là có “chỗ đứng”. Khách hàng luôn sẵn sàng chi tiền để mua những món đồ thuộc thương hiệu uy tín, được đánh giá cao trên thị trường. Ngay từ đầu, việc làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm tốt thì mọi sản phẩm của thương hiệu về sau đều sẽ chất lượng. Từ đó, việc tạo ra khách hàng trung thành, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững không còn quá khó nữa!

3. Các phương pháp định vị thương hiệu

Tùy thuộc vào mỗi mục đích và chiến lược sẽ có các phương pháp định vị thương hiệu phù hợp

Định vị dựa vào chất lượng:

Là yếu tố nền tàng hàng đầu. Nếu khách hàng ấn tượng về chất lượng sản phẩm của bạn thì đây được xem là thành công trong định vị thương hiệu. 

Định vị dựa vào giá trị:

Giá trị là những gì họ nhận được so với số tiền họ bỏ ra để mua sản phẩm. Hay đây còn gọi là Value of Money. Do đó, “tiền nào của nấy”. Thậm chí, nếu nhận được hơn những gì họ bỏ ra thì thương hiệu sẽ nhanh chóng chiếm được chỗ đứng trong lòng khách hàng.

Định vị dựa vào mối quan hệ:

Việc tương tác tốt với khách hàng sẽ dễ dàng chạm đến trái tim của họ. Chiến lược này không đi từ sản phẩm, mà đi từ khách hàng của thương hiệu.

Định vị dựa vào mong muốn:

Đây là cách tạo cho khách hàng niềm tin, cảm giác họ sẽ đạt được điều bản thân mong muốn thông qua việc sử dụng sản phẩm.

Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp:

Với định vị này khách hàng có thể thấy rõ được thương hiệu sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề đang gặp phải.

Định vị dựa vào đối thủ:

Là chiến lược định vị dựa trên sự so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Các này cũng được nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới áp dụng một cách hiệu quả.

Định vị dựa vào cảm xúc:

Mọi cảm xúc đều xuất phát từ mong muốn, nhu cầu. Và cảm xúc là cách chinh phục trái tim khách hàng nhanh nhất.

Định vị dựa trên công dụng:

Đây là cách định vị dựa trên lợi ích mang lại cho khách hàng, hay chính là công dụng của sản phẩm. Đây là một định vị an toàn, chiếm được lòng tin và ưu ái của khách hàng.

Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu của bạn ngay hôm nay!

4. Các bước định vị thương hiệu

Trước khi bắt đầu, bạn phải hiểu rằng định vị thương hiệu là một việc quan trọng với doanh nghiệp. Do đó, việc này sẽ cần được thực hiện chu đáo và đòi hỏi phải có tầm nhìn xa. 

Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu.

Các bước định vị thương hiệu hiệu quả

Khách hàng mục tiêu là người có thể bỏ tiền ra để mua sản phẩm của bạn. Do đó, nếu xác định sai đối tượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. 

Bạn có thể xác định và phân tích khách hàng qua mô hình 5W1H hay Bảng phân tích Chân dung khách hàng (Customer Persona) để biết được:

– Họ là ai?

– Họ có nhu cầu và quan tâm đến điều gì?

– Giải pháp nào cho vấn đề của họ?

Hãy phác thảo chi tiết nhất khách hàng mà thương hiệu đang hướng tới. Điều này sẽ giúp bạn không đi nhầm hướng trong quá trình xây dựng định vị. Từ đó xác định nhu cầu cảm tính và lý tính thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.

Bước 2: Xác định đối thủ cạnh tranh và cách mà đối thủ định vị

Trong cuộc chiến thương trường thì việc có chung phân khúc khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Việc của bạn là tạo ra “cá tính” riêng cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, để tránh bị trùng lặp, bạn cần phải tìm hiểu cách định vị của đối thủ trước khi quyết định lựa chọn hướng đi của riêng mình.

Bạn có thể thực hiện các nghiên cứu tập trung vào đo lường sự cảm nhận của khách hàng về các sản phẩm hiện có trên thị trường, về đối thủ,… Từ đó, xác định sự khác biệt của mình trong những định vị đã có trước đó.

Know Your Competitors

Bước 3: Nghiên cứu thuộc tính và tìm ra điểm khác biệt cho sản phẩm

Mỗi sản phẩm muốn đứng vững trên thị trường thì phải có điểm khác biệt để tạo điểm nhấn trong tâm trí khách hàng. Việc của doanh nghiệp là nghiên cứu sản phẩm của mình ở mọi góc độ để khai thác được điểm đặc biệt ấy. 

Hãy biến điểm yếu của đối thủ thành điểm mạnh của thương hiệu mình. Đây là lúc mà điểm khác biệt của bạn tạo dấu ấn.

Bước 4: Định vị thương hiệu

Các bước định vị thương hiệu

Đây là bước quyết định sự thành công của việc định vị thương hiệu.

Có 9 phương pháp được nên như ở trên. Bạn có thể nghiên cứu để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Từ cách ra mắt sản phẩm, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu,… cho đến nội dung truyền thông, tất cả đều phải thống nhất thể hiện một thông điệp. Điều này giúp thể hiện rõ nhất định vị của bạn.

Chọn lựa phương thức nào không quan trọng, quan trọng là cách bạn triển khai nó như thế nào. Vì thế, chỉ cần có định hướng rõ ràng thì định vị của bạn sẽ đạt được hiệu quả như mong đợi. 

Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc định vị thương hiệu

Đánh giá lại giúp bạn biết được hiệu quả của việc định vị thương hiệu. Nếu định vị thành công, bạn cần phát huy định vị này rộng rãi hơn nhằm ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, nếu định vị sai, bạn cần quay lại các bước trên để tìm được lỗi và khắc phục kịp thời.

Hy vọng những chia sẻ của Enosta có thể giúp bạn biết được cách định vị thương hiệu hiệu quả. Tuy nhiên, trong cuộc đua giữa các thương hiệu thì việc tìm được một chỗ đứng cho doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng là điều không hề dễ dàng. Do đó, nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về việc định vị thương hiệu, hãy liên hệ với Enosta.

Love the post? Rate it!