10 Loại Digital Marketing Platform Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

digital marketing platform

Marketing chính là chìa khóa thành công của doanh nghiệp. Một chiến lược Marketing tốt sẽ giúp thương hiệu, sản phẩm được phổ biến rộng rãi đến với khách hàng hơn. Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, việc lựa chọn loại Digital Marketing Platform phù hợp chính là một bước cần thiết trong mỗi chiến lược Marketing. Vậy Digital Platform là gì? Có những loại Digital Marketing Platform nào? Cùng Enosta tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

I. Digital platform là gì??

Trước hết, chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ khái niệm về Platform. Platform chính là nền tảng kết nối. Bạn có thể hiểu nó như là một hệ thống giúp cho khách hàng và nhà sản xuất dễ dàng tương tác, trao đổi và tạo ra giá trị cho nhau. Chẳng hạn như chợ truyền thống hay các sàn chứng khoán, tiền ảo,… đều là các dạng của Platform. Phổ biến hơn hiện nay, Grab cũng là một dạng Platform giúp kết nối tài xế và người cần di chuyển… 

Digital Platform là nền tảng tiếp thị số với đặc điểm là hoạt động thường xuyên và liên tục. Digital Platform cho phép các thương hiệu có thể chạy một hoặc nhiều chiến dịch cụ thể trên đó. 

Digital Platform giúp các doanh nghiệp tăng cường tương tác một cách hợp lý với người dùng ở nhiều cấp độ khác nhau và có thể giúp tăng Digital Presence (hay sự hiện diện số) của mình. Một số thương hiệu có thể tận dụng Digital Platform để tạo ra các trải nghiệm đáng nhớ cho khách hàng. Chính vì vậy, dù là một Marketer, hay một chủ doanh nghiệp bạn cũng cần phải tìm hiểu về các nền tảng kỹ thuật số để giúp phát triển thương hiệu của mình. 

II. 10 loại Digital Marketing Platform phổ biến nhất 

Nhắc đến Digital Marketing, đa phần chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các hoạt động như chạy quảng cáo trên Facebook hay Google. Hay là các công cụ Seeding, SEO,… Tuy nhiên, Digital Marketing Platform còn rất nhiều loại khác nhau, cùng tham khảo 10 loại Digital Marketing Platform phổ biến nhất hiện nay nhé! 

Digital Marketing Platform

Social Media Marketing Platforms 

Người dùng hiện nay dành rất nhiều thời gian để sử dụng  các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, TikTok, Linkedin,… Đây chính là lý do tại sao các thương hiệu cần phải hoạt động ngày càng nhiều trên mạng xã hội. Bạn có thể tham khảo các số liệu sau: 

  • Mỗi người dùng trên thế giới trung bình sẽ có khoảng 8 tài khoản mạng xã hội 
  • Một người trưởng thành trung bình dành 2 giờ 22 phút trên mạng xã hội mỗi ngày. Điều này cũng có nghĩa là mỗi ngày các doanh nghiệp có gần 2 tiếng rưỡi để tương tác với người tiêu dùng. 
  • Trong số 5,11 tỷ người có điện thoại trên thế giới thì có đến 3,26 tỷ người sử dụng mạng xã hội. 
  • Có đến 64% người tiêu dùng muốn các thương hiệu kết nối với họ trên mạng xã hội. 

Các nền tảng mạng xã hội cho phép bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể sử dụng quảng cáo trả phí hay các nội dung được tài trợ. Mỗi nền tảng mạng xã hội sẽ có những cách khác nhau để bạn tạo quảng cáo trả phí để có thể truyền tải nội dung của mình đến đúng đối tượng. Tuy nhiên, thường các mục tiêu quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội có một điểm chung là sẽ được thiết lập dựa vào các đặc điểm nhân khẩu học. Vị trí, độ tuổi, chức danh công việc, sở thích,… chính là các yếu tố bạn cần điều chỉnh để đảm bảo rằng các bài đăng trên mạng xã hội của mình tiếp cận đúng đối tượng có tiềm năng chuyển đổi. 

Sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội là một cách tuyệt vời để quảng bá sản phẩm của bạn đến với khách hàng. Rất có thể, những người theo dõi thương hiệu của bạn trên các kênh social media có khả năng đã mua hàng của bạn trong quá khứ. Tương tác với họ trên các nền tảng này sẽ giúp họ gắn bó với bạn và tăng mức độ trung thành hơn. 

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu và truyền tải các nội dung có giá trị nhằm giúp họ có thể trở nên phổ biến hơn. Việc này giúp bạn dễ dàng thu hút người dùng. 

Influencer Marketing

Influencer Marketing là Digital Marketing Platform khác mà bạn có thể lựa chọn trong chiến lược Marketing của mình để tiếp cận đối tượng mục tiêu. Bạn có thể hợp tác với những người nổi tiếng, những chuyên gia trong lĩnh vực của họ và chia sẻ những giá trị tương tự. Cuối cùng bạn có thể tiếp cận được những người theo dõi của các Influencer Marketing này để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình. Nhiều thương hiệu đã thành công với chiến lược Influencer Marketing của mình như Tiki với chiến dịch “Đi cùng Sao Việt” hay chiến dịch “Đi để trở về” của Biti’s Hunter. 

Ngoài ra, theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cứ 2 phụ nữ thì có 1 người quyết định mua hàng dựa trên lời giới thiệu từ người có ảnh hưởng. Với gần một nửa số người dùng mạng xã hội dựa vào các đề xuất của những người ảnh hưởng. Chính vì vậy, các chiến lược Influencer Marketing là một cách cực kỳ hiệu quả để thúc đẩy sự tương tác và bán hàng cho doanh nghiệp của bạn. 

Email Marketing

Các chiến dịch tiếp thị qua email cho phép các doanh nghiệp có thể duy trì kết nối với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể gửi cho họ những thông tin hoặc ưu đãi được cá nhân hóa dựa trên lịch sử tương tác hoặc mua hàng trước đây. Với một người đã tương tác với một vài brand touchpoints thì một email đề nghị giảm giá 10% cho các mặt hàng họ đang xem xét hay một miễn phí vận chuyển,… sẽ động lực mua hàng của họ sẽ tăng lên nhanh chóng. 

Gần 60% người tiêu dùng nói rằng, email đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của họ. Hơn nữa, Email giao dịch – những email giúp khách hàng thực hiện được việc mua hàng của họ như email hoàn tất thông tin mua hàng,… sẽ có nhiều khả năng được người đăng ký mở hơn.  

Content Marketing

Content Marketing cho phép đội ngũ Marketing của bạn có thể chủ động trong việc giáo dục người tiêu dùng một cách thoải mái và không áp lực, cũng như trả lời các câu hỏi, thắc mắc của họ. Bộ phận Digital Marketing sẽ tạo ra các bài đăng, video hay các nội dung Marketing khác nhau để trả lời các câu hỏi hoặc cung cấp ngữ cảnh cho người tiêu dùng trong suốt 3 giai đoạn của hành trình người mua hàng: 

  • Giai đoạn nhận biết: Người mua nhận ra họ có nhu cầu 
  • Giai đoạn cân nhắc: Người mua xác định hành động để đáp ứng nhu cầu này 
  • Giai đoạn quyết định: Người mua quyết định về một sản phẩm/ dịch vụ có thể giải quyết nhu cầu của họ để mua. 

Ví dụ, một người tiêu dùng nhận ra họ cần một đôi giày mới để đến phòng tập thể dục, Nhóm Digital Marketing của một số doanh nghiệp kinh doanh đồ dùng thể thao có thể đưa một số thông tin về tính năng của đôi giày chạy bộ. Nhìn vào nội dung này, người mua sẽ xác định họ cần một đôi giày chạy bộ đáp ứng được những tiêu chí đã được đưa ra trong bài đăng của bạn. Bạn cũng có thể tạo ra các nội dung về mức giá hay liệt kê những đôi giày phổ biến nhất. Từ đó cung cấp thêm thông tin cho khách hàng và tạo thêm động lực để họ ra quyết định nhanh hơn. 

Digital Marketing platform

Search Engine Optimization (SEO) Marketing

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization. Để thực hiện một kế hoạch SEO hiệu quả bạn cần kết hợp cả 3 yếu tố: Content, Kỹ thuật và Tư duy. Content do doanh nghiệp tạo ra trên Digital Marketing Platform cần phù hợp với thông tin mà khách hàng đang tìm kiếm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần một chuyên gia SEO có tư duy và kỹ thuật về SEO để tối ưu hóa nội dung trên các công cụ tìm kiếm.

Nếu bạn thực hiện đúng cách, SEO sẽ là một yếu tố quan trọng tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của bạn. Trên thực tế, 53% người dùng cho rằng họ nghiên cứu về sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm trước khi ra quyết định mua nó. Và có hơn 50% sử dụng smartphone để làm điều này. 

Ví dụ: Khách hàng đang tìm hiểu xem họ nên mua loại giày thể thao nào trên Google. Và khả năng họ click vào 5 kết quả xuất hiện đầu tiên là rất cao. Hiểu được việc này, bộ phận Digital Marketing cần phải đưa ra một kế hoạch SEO. Điều này để đảm bảo được bài viết cung cấp thông tin về các loại giày thể thao của công ty xuất hiện trong 5 kết quả đầu tiên trên Google. Ngoài các hành động như tối ưu hóa nội dung và trải nghiệm người dùng trên website. Các yếu tố về technical cũng cần phải được thực hiện một cách hợp lý để các công cụ dễ dàng hiểu nội dung của bạn hơn và index chúng. 

Pay-per-click (PPC)

Pay-per-click (PPC) hay còn gọi là trả tiền cho mỗi lần click chuột là một hình thức quảng cáo trả tiền cho phép bạn mua lưu lượng truy cập vào trang web của mình. Bạn có thể đặt quảng cáo trên các trang web hoặc công cụ tìm kiếm như Google, Microsoft Bing,… và trả phí mỗi khi quảng cáo đó được nhấp vào. Những quảng cáo này thường xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm và thường được xác định bởi giá thầu trên các từ khóa cụ thể.

Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích ví dụ về bán giày thể thao. Nếu công ty giày sử dụng chiến dịch PPC như một phần trong chiến lược Digital Marketing của họ, thì khách hàng tiềm năng có thể dễ dàng tìm thấy và click vào quảng cáo của công ty trên Google. Từ đó lược traffic vào website của công ty sẽ tăng lên rất nhiều. 

Pay-per-click và content marketing thường được sử dụng cùng nhau. Cả hai đều là phương tiện hiệu quả để hướng khách hàng đến trang web và tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã chỉ ra rằng, khi chiến dịch PPC được thực hiện đúng có thể giúp bạn tăng 200% tỷ lệ hoàn vốn (ROI).

Affiliate Marketing 

Affiliate Marketing hay còn gọi là tiếp thị liên kết tương tự như các chương trình giới thiệu. Hiểu đơn giản đây là các chương trình mà các cá nhân hoặc công ty bên ngoài sẽ quảng cáo sản phẩm giúp cho bạn. Thay vào đó, bạn sẽ phải trả cho họ một khoản phí hoa hồng đối với mỗi đơn hàng họ giới thiệu được. Đây là một cách để cắt giảm chi phí và thuê ngoài một số dịch vụ Marketing. Tuy nhiên, bạn đang đặt danh tiếng thương hiệu của mình vào tay người khác. Chính vì vậy, loại hình tiếp thị này cần phải được quản lý chặt chẽ. 

Với ví dụ về kinh doanh giày, thông qua chiến dịch Affiliate Marketing, người dùng trên mạng xã hội sẽ chia sẻ một liên kết đến sản phẩm giày mà họ yêu thích. Chẳng hạn như có một người sẽ đăng dòng trạng thái “Hãy xem mẫu giày tuyệt vời này” và đính kèm đường link đến sản phẩm của bạn. Khi người xem nhấp vào đường link và mua sản phẩm đó, công ty của bạn sẽ bán được hàng, đồng thời người đăng sẽ nhận được một khoản hoa hồng nhỏ từ công ty.  

Theo kết quả một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, có đến 90% doanh nghiệp đã triển khai chiến dịch Affiliate Marketing trong chiến lược Digital Marketing của họ. Có thể thấy được hiệu quả tuyệt vời mà Affiliate Marketing mang lại cho doanh nghiệp. 

Mobile Marketing

Dự kiến, đến năm 2024 số lượng người mua sắm trên thiết bị di động sẽ tăng lên khoảng 187,5 triệu người dùng. Với việc ngày càng có nhiều người sử dụng thiết bị di động để mua sắm, thì Mobile Marketing đang ngày càng trở nên quan trọng. Bạn có thể đưa ra các chiến lược Marketing trên điện thoại như sử dụng tin nhắn SMS, Social Media, Email, Thông báo đẩy,… 

Gần 75% tổng số tiền chi cho việc mua hàng trực tuyến được thực hiện trên các thiết bị di động hoặc máy tính bảng. Hãy bắt đầu chiến dịch Mobile Marketing ngay bây giờ.

Marketing Automation Platforms

Marketing Automation đề cập đến việc sử dụng các phần mềm tự động trong quá trình làm Marketing của doanh nghiệp. Đây là các phần mềm được thiết kế để đảm nhận và tối ưu các đầu việc Marketing. Giúp cho các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp trở nên trơn tru, hiệu quả và đúng tiến độ hơn. 

Quay trở lại với ví dụ bán giày, công ty giày có thể sử dụng một số loại phần mềm tự động để gửi biên lai qua email của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tận dụng các phần mềm tự động hóa này để gửi thư cảm ơn, trạng thái đơn đặt hàng của khách hay các yêu cầu đánh giá sản phẩm,… Thậm chí đối với những khách hàng đang cân nhắc việc của sản phẩm của công ty, các phần mềm tự động cũng có thể gửi cho họ các chương trình khuyến mãi để giúp khách hàng nhanh chóng đi đến quyết định mua hàng của doanh nghiệp. 

Các chiến dịch Marketing Automation có thể tạo ra mức tăng đáng kể trong doanh số bán hàng, thúc đẩy trung bình 14,5% năng suất bán hàng và giảm 12,2% chi phí Marketing của bạn. 

Marketing Analytics Platforms

Marketing Analytics Platforms cho phép doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu từ các chiến dịch Digital Marketing của họ. Từ những phân tích trên, họ có thể xác định được hiệu quả từ các chiến dịch cũng như chỉ số ROI mà họ mong muốn là gì. Từ đó, có thể đưa ra các hành động để tăng trưởng doanh thu trong tương lai. 

21% doanh nghiệp cho rằng, Marketing Analytics là cách hiệu quả nhất để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Nếu không sử dụng nền tảng Marketing Analytics, bạn sẽ không thực sự tối ưu được các chiến dịch quảng cáo của mình. 

III. Kết luận 

Ngoài việc phải xác định mục tiêu và ngân sách, các doanh nghiệp cần phải có các chuyên gia với kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực này để có thể lựa chọn được một loại Digital Marketing Platform phù hợp. 

Với nhiều năm đồng hành cùng các startup và doanh nghiệp vừa và nhỏ, Enosta Agency thấu hiểu những thử thách đó. Vì vậy, Enosta tin rằng dịch vụ và giải pháp của chúng tôi sẽ đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp của bạn 

Love the post? Rate it!