Giai Đoạn Suy Thoái Của Sản Phẩm: Doanh Nghiệp Nên Làm Gì ?

giai doan suy thoai cua san pham

Khi bước vào giai đoạn suy thoái của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ chứng kiến sự sụt giảm doanh thu đáng kể. Vậy làm thế nào bạn có thể vượt qua qua giai đoạn này? Hãy cùng Enosta tìm hiểu nhé!

I. 5 giai đoạn của Vòng đời sản phẩm

Thuật ngữ “vòng đời sản phẩm” (Product Life Cycle) chỉ khoảng thời gian từ khi một sản phẩm được lên ý tưởng, ra mắt cho đến khi bị đào thải khỏi thị trường.

Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi bởi các chuyên gia kinh doanh như một “công thức” trong quá trình ra quyết định của họ. Họ dựa vào vòng đời sản phẩm để xác định thời điểm thích hợp tăng ngân sách quảng cáo, giảm giá sản phẩm, mở rộng sang thị trường mới hoặc đổi thương hiệu,… 

Dưới đây là 5 giai đoạn của vòng đời sản phẩm:

giai đoạn suy thoái của sản phẩm

Phát triển sản phẩm

Trước khi được tung ra thị trường, sản phẩm cần trải qua giai đoạn phát triển nghiêm ngặt. Trong đó các công ty đầu tư vào nghiên cứu, thử nghiệm và lên chiến lược cho việc ra mắt. Trong giai đoạn này, các công ty thường chi rất nhiều tiền nhưng chưa thu lại bất kỳ doanh thu nào vì sản phẩm vẫn chưa được bán.

Giới thiệu

Đây là lúc doanh nghiệp tung sản phẩm mới lên thị trường. Họ tập trung vào việc sản xuất sản phẩm, đồng thời phát triển chiến lược thị trường giúp người mua có nhận thức và quan tâm với sản phẩm. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp có thể thu lãi thấp hoặc thậm chí là lỗ.

Họ có ít khách hàng và sản lượng bán thấp bởi nhu cầu với sản phẩm chỉ mới được hình thành. Bên cạnh đó, nhu cầu mua của khách hàng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ phức tạp, tính đổi mới và cạnh tranh của sản phẩm.  

Tăng trưởng

Ở giai đoạn này, khách hàng đã biết tới sản phẩm và doanh nghiệp nhiều hơn. Doanh thu cũng ổn định hơn giai đoạn trước và có thể đạt lợi nhuận tối đa.

Tuy nhiên đây là lúc các đối thủ cạnh tranh xuất hiện. Xây dựng thương hiệu là rất quan trọng trong giai đoạn này để duy trì vị thế trên thị trường. Bởi người tiêu dùng có thể chuyển sang đối thủ cạnh tranh bất cứ lúc nào. Chiến lược Marketing nên tập trung vào sự khác biệt hơn là giới thiệu sản phẩm.

Trưởng thành

Giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn ổn định nhất, với doanh số ổn định và lượng khách hàng đều đặn. Lúc này, sẽ có một số đối thủ cạnh tranh bước vào giai đoạn tăng trưởng, do đó doanh nghiệp phải đổi mới và cải tiến liên tục để duy trì vị thế trên thị trường. Nếu không sản phẩm rất có thể nhanh chóng tiến vào giai đoạn suy thoái của sản phẩm và biến mất khỏi thị trường.

Suy thoái

Giai đoạn suy thoái của sản phẩm là lúc doanh số bán hàng giảm, lợi nhuận giảm và khách hàng không còn hứng thú với sản phẩm của bạn. Điều này chủ yếu là do sự gia nhập thị trường của các sản phẩm thay thế đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn sản phẩm hiện tại. 

Thông thường, đổi mới là chìa khóa để ngăn chặn điều này. Tuy nhiên, nếu sản phẩm của bạn không còn đáp ứng tốt mục đích của nó nữa, việc ngừng sản xuất có thể là một quyết định sáng suốt.

II. Làm gì trong giai đoạn suy thoái của sản phẩm?

Mặc dù bước vào giai đoạn suy thoái của sản phẩm, doanh nghiệp vẫn có cơ hội để “hồi sinh” sản phẩm đó. Điều quan trọng là nắm bắt cơ hội và hành động đúng đắn để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Một số cách doanh nghiệp có thể xem xét như:

Đổi mới sản phẩm

Phát triển các phiên bản mới của sản phẩm có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Tối ưu hóa các tính năng cũ hoặc thêm các tính năng mới, nâng cao chất lượng hoặc cung cấp các dịch vụ bổ sung cho khách hàng.

Rebranding (tái cấu trúc thương hiệu) cũng có thể hữu ích để làm mới sản phẩm và làm cho nó hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Ví dụ, việc thay đổi thiết kế hoặc tên của sản phẩm giúp tạo ra diện mạo mới, mang đến cho mọi người ấn tượng mới và có thể thuyết phục họ mua sản phẩm. 

Mở rộng phạm vi sản phẩm

Bạn có thể xem xét mở rộng các sản phẩm bổ sung đi kèm với sản phẩm chính. Hoặc phát triển các sản phẩm liên quan có thể bán cho cùng một tệp khách hàng. Mở rộng phạm vi sản phẩm giúp giảm sự phụ thuộc vào một sản phẩm duy nhất – điều gây rủi ro vô cùng trong giai đoạn suy thoái của sản phẩm.

Bên cạnh đó, Digital Marketing cũng là một bước đi đúng đắn để quảng bá sản phẩm mới đến người mua tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Từ đó doanh nghiệp của bạn có thể duy trì doanh số bán hàng và lợi nhuận.

Thay đổi hướng đi

Bước vào giai đoạn suy thoái của sản phẩm, bạn có thể xem xét các cách sử dụng thay thế cho sản phẩm. Chẳng hạn thử bán nó trong một ngành hoặc phân khúc thị trường khác. Ví dụ, Play-Doh ban đầu được tạo ra vào những năm 1930 với vai trò là chất tẩy tường. Nhưng khi bước vào giai đoạn suy thoái của sản phẩm, họ đã trở nên thành công với vai trò là công cụ thủ công mỹ nghệ trong lớp học.

Một ví dụ khác là Netflix, ban đầu cung cấp dịch vụ DVD đặt hàng qua thư trước khi chuyển sang dịch vụ phát trực tuyến, để đáp ứng sở thích thay đổi của người tiêu dùng. Bằng cách thích nghi với bối cảnh thị trường mới, các doanh nghiệp có thể khám phá những cơ hội mới và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.

Sử dụng Marketing hoài niệm

Đây là chiến lược đánh vào cảm xúc hoài niệm, ký ức đẹp đẽ của mỗi người. Trong một số trường hợp, người tiêu dùng sản phẩm từ quá khứ có thể quay trở lại với nhu cầu tăng đột biến. Một số doanh nghiệp thậm chí vượt qua mức doanh số cao nhất trước đó. Điều này có thể đạt được bằng cách dựa vào chiến lược Marketing hoài niệm, nhắc nhở người tiêu dùng về những trải nghiệm tích cực trong quá khứ với sản phẩm.

Dunkaroos là một ví dụ tuyệt vời. Hãng snack này phổ biến từ những năm 90 và đầu những năm 2000, nhưng bị ngừng sản xuất tại Hoa Kỳ vào năm 2012. Họ đã quay trở lại vào năm 2020 sau một chiến dịch Marketing hoài niệm thành công. Họ vẫn sử dụng chiến lược ấy để duy trì sự nổi tiếng của mình và đã phát hành gần mười sản phẩm.

giai đoạn suy thoái của sản phẩm

Ngừng sản xuất

Nếu doanh nghiệp không thể tìm thấy hướng đi tích cực trong giai đoạn suy thoái của sản phẩm, việc ngừng sản xuất có thể là lựa chọn tốt nhất. Điều này có thể giải phóng các nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực có lợi hơn hoặc tập trung vào phát triển sản phẩm mới.

III. Kết luận

Tóm lại, giai đoạn suy thoái của sản phẩm có thể là thời điểm thử thách đối với các doanh nghiệp. Nhưng vẫn có những chiến lược có thể giúp khôi phục doanh số bán hàng và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Chẳng hạn như đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm hay làm mới thương hiệu,… doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Nếu bạn cần trợ giúp trong việc vượt qua giai đoạn suy thoái của sản phẩm, nhóm chuyên gia từ Enosta Agency luôn sẵn sàng đồng hành. Với nhiều năm kinh nghiệm về xây dựng chiến lược thương hiệu và Digital Marketing, chúng tôi có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng và phục hồi doanh số bán hàng. Liên hệ Enosta để vượt qua giai đoạn suy thoái của sản phẩm và duy trì lợi nhuận trong dài hạn.

5/5 - (1 bình chọn)