Dịch vụ xây dựng thương hiệu số dành cho SMEs

xây dựng thương hiệu

Nếu bạn nghĩ rằng xây dựng thương hiệu chỉ đơn giản là chọn một cái tên, thiết kế logo hay phối màu thì đã đến lúc bạn nên tìm đến một nhà cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu dễ dàng nhận biết và có được sự yêu thích từ khách hàng chính là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu gần đây, có đến 79% người tiêu dùng có xu hướng mua các sản phẩm hoặc dịch vụ từ các thương hiệu mà họ đã biết hoặc cảm thấy quen thuộc. 

Có rất nhiều lợi ích khi bạn sở hữu một thương hiệu “mạnh”, bạn sẽ dễ dàng thu hút được khách hàng và thúc đẩy động cơ mua hàng của họ. Xây dựng thương hiệu không chỉ dành cho các công ty lớn, đây là một công việc cần thiết đối với doanh nghiệp ở mọi quy mô khác nhau. Vậy, là một SMEs bạn nên chọn những dịch vụ nào để xây dựng thương hiệu cho mình? Hãy cùng tham khảo thông qua bài viết bên dưới nhé:

Bạn đang đọc: Dịch vụ xây dựng thương hiệu số dành cho SMEs

Dịch vụ xây dựng thương hiệu nào phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ? 

Thương hiệu là một lĩnh vực rất rộng với các dịch vụ đa dạng. Vì vậy, bạn cần phải hiểu được những giải pháp nào cần thiết cho doanh nghiệp. Đó có thể là một gói xây dựng thương hiệu cơ bản hay là một giải pháp trọn gói từ A-Z. Nếu bạn cần thêm thông tin để xác định giải pháp tốt nhất cho thương hiệu của bạn, hãy đặt lịch tư vấn với các chuyên gia của Enosta tại đây: 

1. Thiết kế logo

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng, việc thiết kế logo như là một yếu tố tiêu chuẩn của bất kỳ thương hiệu nào. Đúng như vậy, khi nhắc đến một thương hiệu, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta chính là logo. Một logo tốt có thể đem lại nhiều tác động tích cực đến sự liên tưởng của khách hàng. Vì vậy, hãy tập trung vào yếu tố này.

Cũng vì sự quan trọng của nó mà nhiều người hiểu lầm rằng logo là thứ duy nhất mà một thương hiệu cần. Chúng ta hãy đi đến phần tiếp theo để xem ngoài thiết kế logo, đâu là những công việc cần làm để xây dựng thương hiệu nhé.

2. Cốt lõi thương hiệu

Được xem là nền tảng cho một thương hiệu “mạnh”, cốt lõi thương hiệu như là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp của bạn định hướng mọi hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Cốt lõi thương hiệu bao gồm:

Mục đích: Tại sao thương hiệu của bạn tồn tại?

Tầm nhìn: Thương hiệu của bạn sẽ trở thành gì trong 5/10/20 năm tới?

Sứ mệnh: Bạn sẽ làm gì để biến nó thành hiện thực?

Giá trị: Bạn cung cấp gì cho khách hàng của mình? 

3. Hình mẫu thương hiệu 

Hình mẫu thương hiệu là cá tính của thương hiệu, giúp tương tác, giao tiếp với khách hàng như một còn người. Đây là một bí quyết giúp giải phóng tiềm năng cho thương hiệu của bạn. Nếu biết cách sử dụng, hình mẫu thương hiệu sẽ cho phép bạn làm nổi bật lên tính cách của thương hiệu và mang được những câu chuyện thương hiệu tiếp cận và thu hút được khách hàng tiềm năng trên thị trường.

Có 12 hình mẫu thương hiệu thể hiện 12 tính cách khác nhau, hãy chọn hình mẫu cho thương hiệu của bạn tại đây:

Brand Archetypes là gì? – Cách xác định hình mẫu thương hiệu

4. Thông điệp thương hiệu 

Dựa theo hình mẫu thương hiệu đã xác định được phía trên, đây là lúc để bạn xác định: 

Bản sắc thương hiệu (Tính cách, giọng nói, giọng điệu)

Khẩu hiệu

Cam kết về giá trị

Thông điệp

Đây là một bước quan trọng để tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Trong bất cứ lĩnh vực nào từ kinh doanh, tư vấn, tổ chức phi chính phủ thì truyền tải đúng thông điệp thương hiệu luôn là 1 yếu tố quan trọng. Việc thuê một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ xây dựng thương hiệu sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức về cách tạo ra thông điệp phù hợp với nhóm công chúng mục tiêu. Khi khách hàng bắt đầu tiếp nhận thông điệp của bạn cũng có nghĩa là bạn đã có một bước tiến vững chắc trên con đường chinh phục họ.

5. Bộ nhận diện thương hiệu

Thông qua các yếu tố hữu hình trong bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về những thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Một bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh bao gồm:

Logo

Kiểu chữ

Màu sắc

Imager

Style guide

Trong một số trường hợp, việc sử dụng một logo trong thời gian dài có thể là lợi thế để bạn xây dựng nhận thức mạnh mẽ cho thương hiệu của mình, tuy nhiên có thể đây cũng chính là nguyên nhân khiến khách hàng rời đi khi họ nhận thấy nó không còn phù hợp với xu hướng của thị trường. Vì vậy hãy cân nhắc cập nhật bộ nhận diện thương hiệu của bạn nếu nó đã quá lỗi thời.

xây dựng thương hiệu

6. Giọng nói thương hiệu

Như đã đề cập ở trên, thương hiệu giống như là một người đại diện của doanh nghiệp. Nó không chỉ có tính cách, thương hiệu cũng cần có giọng nói riêng và gắn liền với doanh nghiệp ở tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng. Sở hữu một giọng nói thương hiệu mạnh mẽ giúp củng cố bản sắc của doanh nghiệp một cách đáng kể.

Để có thể chọn ra được một giọng nói thương hiệu phù hợp, hãy nhớ phân tích thật chi tiết lĩnh vực kinh doanh của công ty, khách hàng và văn hóa của công ty. Sau khi đã phân tích được những yếu tố trên, bạn sẽ xác định được giọng nói thương hiệu của mình nên là gì. Để đơn giản hóa bước này, bạn nên dựa vào các hình mẫu thương hiệu được nêu ở mục 3. Ví dụ: Với một giọng nói thương hiệu mạnh mẽ hay cuồng nhiệt sẽ không phải là ý tưởng hay cho các công ty kinh doanh ngành bảo hiểm – nơi mà khách hàng cần sự hỗ trợ và chỉ dẫn của những người hiểu biết. Hoặc với các tổ chức xã hội, một giọng nói trung thực, cảm thông sẽ là một lựa chọn hoàn toàn phù hợp.

7. Chiến lược thương hiệu

Chiến lược thương hiệu chính là quá trình bạn đánh giá thị trường và sức khỏe thương hiệu của mình, sau đó đưa ra chiến lược phù hợp để hình thành nên một nền tảng vững chắc cho tương lai.

Một chiến lược xây dựng thương hiệu hiệu quả phải cân bằng được khả năng công ty với kỳ vọng và mong muốn của khách hàng. Điều này không đơn thuần là bạn thu hút được sự chú ý của ai đó, mà nó còn đòi hỏi những hình ảnh, thông điệp của thương hiệu phải được khắc sâu trong tâm trí của khách hàng và chiếm được tình cảm của họ.

Tại sao bạn không nên tự mình xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu là một công việc cần rất nhiều thời gian, từ giai đoạn chuẩn bị đến lúc triển khai và thu lại kết quả có thể mất vài tháng thậm chí là vài năm để thương hiệu có thể đạt được một vị trí trên thị trường. Đó chính là lý do tại sao bạn cần phải xây dựng nó một cách thật cẩn thận và thông minh. Chỉ cần một bước đi sai sẽ dẫn đến những hệ quả khôn lường. Một khi thương hiệu của bạn đã in sâu trong tâm trí khách hàng theo một hướng hoàn toàn khác thì dường như bạn không còn cơ hội để điều chỉnh lại.

Để tiết kiệm thời gian và nguồn lực, bạn nên xây dựng thương hiệu của mình cùng với một chuyên gia – người có thể đồng hành cùng bạn trong suốt cả quá trình này. Hoặc ít nhất họ cũng có thể phác thảo ra một chiến lược để bạn có thể bám sát theo và thực hiện. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết làm cách nào để vượt qua, hãy liên hệ với các chuyên gia của Enosta để nhận được sự tư vấn miễn phí!

Hãy nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu cho công ty của bạn tại đây:

——

Trở thành đối tác với Enosta Agency – Top Branding Agency tại Việt Nam và Melbourne, Australia

Love the post? Rate it!