Product Marketing là gì? 5 bước triển khai Product Marketing

Product Marketing

Product Marketing, hay còn gọi là tiếp thị sản phẩm là một thuật ngữ khá mới. Chính vì vậy, rất khó để chúng ta có thể tìm ra một định nghĩa chính xác cho thuật ngữ này kể cả trên Google. Tại một số công ty, product marketer (nhà tiếp thị sản phẩm) chịu trách nhiệm định vị sản phẩm. Tuy nhiên, một số công ty khác thì công việc của product marketer chỉ tập trung hỗ trợ bán hàng và thúc đẩy nhu cầu của khách hàng. Vậy định nghĩa chính xác của Product Marketing là gì? Làm thế nào để triển khai nó? Hãy cùng Enosta tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!

Product Marketing là gì?

Product Marketing là quy trình đưa sản phẩm ra thị trường, quảng bá và bán sản phẩm cho khách hàng. Quá trình này bao gồm việc tìm hiểu khách hàng mục tiêu, định vị và truyền tải thông điệp sản phẩm. Ngoài ra, cần phải đảm bảo được nhân viên bán hàng và khách hàng hiểu rõ về sản phẩm của doanh nghiệp để từ đó thúc đẩy doanh thu và nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Để tìm hiểu chi tiết về quy trình này, chúng ta hãy cùng đi đến phần tiếp theo của bài viết nhé!

Làm thế nào để triển khai Product Marketing

Chiến lược Product Marketing đóng vai trò định hướng cho việc định vị, định giá và quảng bá sản phẩm mới. Nó giúp bạn theo sát được sản phẩm của mình từ giai đoạn phát triển đến lúc ra mắt sản phẩm, cung cấp thông tin về những đối tượng hay thị trường mà sản phẩm của bạn sẽ phục vụ. Để tối ưu hóa chiến lược Product Marketing, bạn cần thực hiện 5 bước sau đây:

Product Marketing

Nghiên cứu khách hàng và thị trường

Một trong những bước đầu tiên bạn cần làm để triển khai chiến lược Product Marketing chính là nghiên cứu khách hàng và thị trường mục tiêu. Bạn cần xác định đối tượng cụ thể và tạo chân dung khách hàng cho sản phẩm của mình (Đối với các sản phẩm khác nhau sẽ có khách hàng mục tiêu khác nhau).

Bằng việc hiểu được nhu cầu, những thách thức hay vấn đề của khách hàng, bạn sẽ có thể dễ dàng tiếp cận được họ. Nghiên cứu khách hàng và thị trường là yếu tố quyết định để đảm bảo rằng các bước tiếp theo trong chiến lược Product Marketing sẽ phù hợp với khách hàng mà bạn hướng đến. Giai đoạn này cũng được thực hiện trong quá trình phát triển sản phẩm, hãy tận dụng những insight này để đẩy mạnh marketing.

Định vị và truyền tải thông điệp của sản phẩm

Sau khi hoàn tất bước 1, bạn đã có thể xác định được những nhu cầu cũng như thách thức và vấn đề của khách hàng mục tiêu rồi phải không nào! Từ đây, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về cách làm nổi bật lên giải pháp mà sản phẩm của bạn mang đến cho họ. 

Đừng hiểu lầm rằng việc này có thể làm bạn trở nên khác biệt đối so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Về cơ bản, các công ty đối thủ của bạn đều có những sản phẩm có thể giải quyết các nhu cầu và vấn đề của khách hàng tương tự như sản phẩm của bạn.  

Một cách để bạn có thể tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình chính là định vị và truyền tải thông điệp. Hãy nghiên cứu và trả lời những câu hỏi mà khách hàng của bạn có thể đang thắc mắc về sản phẩm. Làm cho khách hàng nhận ra được điều độc đáo của sản phẩm trên thị trường. Và khéo léo lồng ghép những điểm nổi bật đó vào chiến lược Product Marketing của bạn. 

Nhiệm vụ của những Product Marketer chính là đảm bảo được khách hàng và công chúng mục tiêu có thể tiếp cận được những thông tin sản phẩm mà không phải bỏ ra quá nhiều thời gian để tìm hiểu. Một số câu hỏi có thể khách hàng sẽ đặt ra cho sản phẩm của bạn như: 

  • Điều gì làm cho sản phẩm của bạn trở nên độc đáo? 
  • Tại sao sản phẩm của bạn lại tốt hơn đối thủ cạnh tranh?
  • Khách hàng sẽ nhận được gì khi họ sử dụng sản phẩm của bạn? 
  • Tại sao khách hàng nên tin tưởng và sử dụng sản phẩm của bạn?

Sau khi có được câu trả lời cho những câu hỏi trên, bạn có thể tổng hợp chúng thành một tuyên bố định vị và những thông điệp phù hợp. Để làm được điều này, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Chuyển câu trả lời thành định vị hoặc một thông điệp ngắn gọn 
  • Sử dụng các CTA để kích thích khách hàng của bạn 
  • Đảm bảo giọng điệu trong tuyên bố của bạn phù hợp với “giọng nói thương hiệu” 
  • Tập trung vào toàn bộ lợi ích của sản phẩm (Không chỉ một tính năng cụ thể)

Một mẹo nhỏ dành cho bạn, hãy đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong team Marketing và Sales hoặc có thể rộng hơn là toàn bộ nhân viên trong công ty có thể nhận thức và hiểu rõ về sản phẩm của bạn. Điều này giúp các nội dung hay thông tin được chia sẻ cho khách hàng trở nên nhất quán.

Đặt mục tiêu cho sản phẩm của bạn

Bước tiếp theo bạn cần làm là đặt mục tiêu cho sản phẩm. Mục tiêu cho mỗi sản phẩm sẽ khác nhau, tùy vào tính chất của từng sản phẩm, và mục tiêu mà bộ phận Marketing đưa ra. Tuy nhiên, sẽ có một số mục tiêu chung mà đa phần các nhà tiếp thị mong muốn đạt được như: 

Tăng doanh thu

Tương tác với khách hàng 

Cải thiện thị phần

Thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh

Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Hãy khéo léo kết hợp một số mục tiêu trên hoặc lựa chọn một mục tiêu chính để tập trung vào. Bạn có thể đặt mục tiêu theo mô hình Smart, điều này sẽ giúp bạn có thể thiết lập được một mục tiêu cụ thể, có thể đo lường, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn.

product marketing

Định giá sản phẩm

Xem xét, thảo luận để đưa ra một mức giá phù hợp cho sản phẩm chính là việc tiếp theo mà các nhà tiếp thị sản phẩm cần phải làm. Tùy thuộc vào mỗi công ty mà việc quyết định về giá thành của sản phẩm có thể là do phòng Marketing đề xuất hoặc phải thông qua nhiều bộ phận khác nhau. Bạn có thể lựa chọn mức giá cho sản phẩm của mình theo hai cách đó là định giá theo đối thủ cạnh tranh hoặc định giá theo giá trị của sản phẩm. 

Định giá theo đối thủ cạnh tranh: Đây là một phương pháp giúp bạn lựa chọn mức giá cho sản phẩm của mình dựa trên giá của các sản phẩm tương tự mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang bán. Nếu bạn tin rằng, sản phẩm của mình tốt hơn, độc đáo hơn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh thì bạn có thể chọn mức giá cao hơn . hãy nghiên cứu thật kỹ các báo cáo tài chính và xu hướng của ngành trước khi chốt mức giá cuối cùng

Định giá dựa trên giá trị sản phẩm: Nếu bạn dự định sẽ ra mắt một sản phẩm mới lạ, độc đáo hay là một sản phẩm có rất ít đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì bạn nên lựa chọn định giá dựa trên giá trị. Đây là phương pháp sẽ giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận của mình, mặc dù so với định giá cạnh tranh nó sẽ cần nhiều thời gian hơn để quyết định được một mức giá phù hợp. 

Ra mắt sản phẩm

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bây giờ chính là lúc bạn ra mắt sản phẩm của mình. Đây chắc chắn là phần thú vị nhất nếu bạn đang ở một vị trí là Product Marketer. Thông thường, buổi ra mắt sản phẩm sẽ có hai phần chính: Ra mắt nội bộ và ra mắt với thị trường. 

Đối với ra mắt nội bộ: Như đã nói ở phía trên, việc các bộ phận trong công ty đặc biệt là bộ phận Marketing và Sale đều cần phải có sự hiểu biết về sản phẩm. Điều này giúp khách hàng có thể nhận thông tin sản phẩm một cách nhất quán và đầy đủ nhất. Chính vì vậy, buổi ra mắt nội bộ bạn cần triển khai đến các thành viên trong công ty những thông tin sau: 

Mục tiêu sản phẩm là gì?

Thông tin giới thiệu

Các lợi ích của sản phẩm

Cơ hội bán hàng

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm

Nhóm khách hàng mục tiêu và chân dung khách hàng

Định vị và thông điệp cần truyền tải tới khách hàng là gì?

Giá thành sản phẩm

Đối với hoạt động ra mắt thị trường: Có rất nhiều cách để bạn đưa sản phẩm tiếp cận tới khách hàng tiềm năng. Đầu tiên bạn cần phải xác định được kênh chính để bạn triển khai hoạt động tiếp thị của mình. Bạn có thể tham khảo một số kênh dưới đây (Bạn có thể lựa chọn một kênh để tập trung hoặc lựa chọn một số kênh tùy vào nguồn lực của doanh nghiệp):

Mạng xã hội

Mở cửa hàng

Sự kiện ra mắt

Các trang blog

Website,…

Bạn cần lập một bản kế hoạch chi tiết cho giai đoạn này. Đây chính là bước ngoặc để đánh dấu sự ra đời của một thương hiệu hay một sản phẩm mới trong quá trình kinh doanh. Một chiến dịch ra mắt thành công sẽ giúp sản phẩm của bạn dễ dàng thâm nhập vào thị trường hơn. 

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp không đủ nguồn lực, bạn có thể sử dụng giải pháp digital marketing từ các agency uy tín

Tại sao Enosta có thể giúp bạn? 

Sau khi đã tìm hiểu về chiến lược Product Marketing, chắc chắn bạn đã thấy được đây không phải là một công việc đơn giản. Để triển khai được một chiến lược Marketing sản phẩm theo đúng quy trình, bạn cần tốn rất nhiều nguồn lực. 

Là một đơn vị đồng hành nhiều năm với các Startups, Enosta hiểu rõ được các vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải. Vì vậy, hãy để chúng tôi giúp bạn tìm ra một giải pháp toàn diện về phát triển và ra mắt sản phẩm trọn gói bao gồm các dịch vụ như: Xây dựng website, Thiết kế UI/UX, Thiết kế đồ họa, Xây dựng thương hiệu và Digital Marketing. Đây chính là những dịch vụ cơ bản và cần thiết để bạn biến ý tưởng của mình thành hiện thực và gặt hái được nhiều thành công. 

Bạn đã sẵn sàng làm việc cùng chúng tôi? Liên hệ và nhận tư vấn miễn phí tại đây!

5/5 - (1 bình chọn)